Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn. Tại Việt Nam, bệnh dại liên tục có những diễn tiến phức tạp, do đó việc chủ động dự phòng bằng vắc xin là rất cấp thiết.
Tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về việc tiêm vắc xin dại, nhưng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm vẫn có khoảng hơn 70 ca tử vong vì dại. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trung bình mỗi năm có 01 ca tử vong do bệnh dại. Những trường hợp này, đều do chủ quan không được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Để giảm thiểu ca tử vong do bệnh dại, những năm qua ngành Y tế Bắc Kạn đã tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng ngừa bệnh dại, do đó người dân từng bước ý thức phòng bệnh dại, nhiều người chủ động tiêm vắc xin khi bị chó, méo cắn.
Theo số liệu thống kê của ngành Y tế Bắc Kạn, 9 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh có 1.514 người bị phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm, riêng trong tháng 9 trong tỉnh có 217 người, trong đó có 57 người thuộc hộ nghèo.
Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra. Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.
Các bác sỹ cho biết: Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng. Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương. Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Hiện tại không có thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị chó, mèo cắnvẫn là biện pháp phòng ngừa và bảo vệ hiệu quả nhất.
Lịch tiêm vắc xin dại tại cơ sở y tế:
Tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn):
Tiêm phòng cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
Tiêm vắc xin dự phòng dại khi xác định có phơi nhiễm:
Đối với người chưa tiêm dự phòng: Cần tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm huyết thanh dại kết hợp.
Với người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
Bác sỹ Hoàng Văn Chuyền, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết, khi người bị chó cắn cần phải xử trí theo các bước sau:
Vệ sinh vết thương:Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.
Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.
Băng bó vết thương: Sau khi vệ sinh vết thương, nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập.
Tiêm phòng: Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.
Bên cạnh đó, để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, bác sĩ Hoàng Văn Chuyền nhấn mạnh, khi bị chó cắn không nên làm những điều sau: Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương. Không chữa dại bằng thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá. Không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày.
Để chủ động phòng ngừa bệnh dại bên cạnh việc ngành Y tế tích cực tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại. Đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc... Người dân cần lưu ý tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc; dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo…; Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rong bên ngoài vì rất dễ lây nhiễm mầm bệnh.
Phương Thào
Theo Kế hoạch tỉnh Bắc Kạn phấn đấu loại trừ bệnh sốt rét trong năm 2022. Hiện nay, ngành Y tế đang nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra.
Ảnh: Giám sát công tác xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại Trạm Y tế xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn.
Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do ký sinh trùng sốt rét gây nên, do muỗi Anopheles đốt người bệnh truyền sang người lành. Bệnh lưu hành địa phương, có thể gây thành dịch.
Tại tỉnh Bắc Kạn, trong những năm qua, được sự đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là từ năm 2005 đến nay, được hưởng lợi của Dự án phòng chống sốt rét (PCSR) Quỹ Toàn cầu, các hoạt động của Chương trình PCSR Quốc gia trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư kinh phí nhiều hơn, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của Chương trình, cụ thể: nhiều năm liền, tình hình dịch tễ sốt rét trên địa bàn tỉnh ổn định, không có tử vong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra. Số bệnh nhân sốt rét hàng năm giảm dần, đặc biệt từ năm 2019 đến thời điểm hiện tại không phát hiện trường hợp Ký sinh trùng sốt rét nào.
Vì vậy có thể nói, theo lộ trình, tỉnh Bắc Kạn đang rất thuận lợi trong việc hoàn thiện hồ sơ loại trừ sốt rét 3 năm: 2019, 2020, 2021 để trình Viện Sốt rét - KST-CT công nhận loại trừ sốt rét cho tỉnh vào năm 2022.
Để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét, đồng thời thực hiện tốt các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ trong những năm tiếp theo, trước hết cần phấn đấu giữ vững để không có ký sinh trùng sốt rét nội địa trên địa bàn toàn tỉnh, nếu có trường hợp sốt rét ngoại lai thì phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ theo đúng quy định tại Quyết định số 2699/QĐ-BYT, ngày 26/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bên cạnh đó tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh sốt rét, đặc biệt việc tổ chức các hoạt động truyền thông cho người dân nhân ngày Thế giới phòng chống sốt rét hàng năm cần được duy trì với nhiều hình thức khác nhau.
Ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm nay có chủ đề: “Tăng cường các biện pháp phòng chống để giảm gánh nặng và tử vong do sốt rét”, nhằm tiếp tục nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức và vận động cộng đồng tích cực tham gia phòng chống sốt rét. Các thông điệp chính trong công tác phòng chống sốt rét là: Bệnh sốt rét do muỗi truyền; Phòng bệnh sốt rét bằng cách thường xuyên ngủ màn tẩm hóa chất (Kể cả ngủ ban ngày và khi đi rừng, ngủ rẫy), phun tồn lưu hóa chất lên tường trong nhà; Khi bị sốt phải đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh; Uống thuốc sốt rét đủ liều và đủ ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc...
Theo kế hoạch, trong tháng 4/2022 các địa phương chỉ đạo đồng loạt các thôn bản truyền thông về các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét (chú trọng biện pháp nằm màn, cách sử dụng, bảo quản màn tẩm hoá chất và vệ sinh môi trường, phun, tẩm).
Ngoài ra, để phòng, chống bệnh sốt rét có hiệu quả, những người dân đi và về từ vùng sốt rét lưu hành cần phải báo cho trưởng thôn để nhân viên y tế thôn bản báo cáo cho Trạm Y tế để chỉ định xét nghiệm lam máu và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các trường hợp nghi ngờ sốt rét nhằm phát hiện sớm các trường hợp sốt rét ngoại lai để điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các trường hợp sốt rét thứ truyền.
Để đạt được mục tiêu loại trừ sốt rét tại tỉnh Bắc Kạn vào năm 2022 và loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét ở nước ta vào năm 2030 như lộ trình đã đề ra, bên cạnh sự nỗ lực của Ngành Y tế Bắc Kạn,công tác phòng chống sốt rétrất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện đến địa phương và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chuyên môn; rất cần Ban QLDA RAI3E, Viện SR-KST-CT Trung ương, các tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước… tiếp tục quan tâm đầu tư cho tỉnh Bắc Kạn. Cùng với đó là sự tích cực tham gia phòng chống sốt rétcủa cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh trong năm tới và những năm tiếp theo, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân./.
Trung Hiếu (CDC Bắc Kạn)
Được biết, trong ngay 10/01 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh tiếp nhận thêm 51.030 liều vắc xin Bộ Y tế cấp, trong đó Pfizer: 40.950 liều; Moderna: 10.080 liều.
Việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân đạt tỷ lệ cao, góp phần tạo miễn dịch cộng đồng, trước nguy cơ xâm nhập của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêm vắc xin, mỗi người dân vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo các khuyến cáo của Bộ Y tế, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng./.
Quỳnh Giao
Ngày 21/12, Ban quản lý Dự án “An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng” tổ chức Hội nghị họp liên ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020. Dự Hội nghị có TTƯT. BSCKII Tạc Văn Nam (Giám đốc Ban quản lý DA “An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng” tỉnh Bắc Kạn, Quyền Giám đốc Sở Y tế); cùng đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giáo dục và đào tạo; đại diện Trung tâm Y tế các huyện thuộc Dự án.
PHIẾU TIẾP NHẬN
Hồ sơ công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng,
diệt khuẩn bằng chế phẩm
Căn cứ Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 21/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Sở Y tế Bắc Kạn tiếp nhận hồ sơ công bố Cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm, cụ thể như sau:
1. Tên cơ sở cung cấp dịch vụ: Công ty TNHH MTV Phú Thiện
2. Địa chỉ trụ sở: Tổ 8A, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
3. Điện thoại liên hệ: 0974 606 184, Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
4. Thành phần hồ sơ:
1 | Văn bản công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm | |
2 | Danh sách người được tập huấn kiến thức có xác nhận của chủ cơ sở |
Cơ sở được thực hiện cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm kể từ ngày Sở Y tế đăng tải trên trang thông tin điện tử Sở Y tế Bắc Kạn tại địa chỉ: http://soyte.backan.gov.vn/.
Người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ và việc cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt khuẩn bằng chế phẩm do mình phụ trách./.
Ngày 19/02/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 468/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
Sở Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị phổ biến, quán triệt đầy đủ các nội dung trên tới toàn thể cán bộ, viên chức y tế có liên quan trong đơn vị biết và áp dụng trong quá trình được phân công thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ góp phần ngăn chặnsự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rútCorona (nCoV) trên địa bàn.
Với nội dung trên, các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585
Địa chỉ: Tổ 7- phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế