Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Các Hội - Đoàn thể

DANH SÁCH

TRÍCH NGANG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ SỞ Y TẾ KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2020 – 2025

 

 

Họ và tên

Giới

Ngày sinh

Dân tộc

Trình độ chuyên môn

Trình độ

lý luận chính trị

Ngày

vào Đảng

Ngày chính thức

Chức danh

Ghi chú

Trần Dũng Cảm Nam 10/10/1966 Kinh BSCKII Cao cấp 16/12/2000 16/12/2001 UV BCH Đảng bộ
Nguyễn Thanh Cao Nam 23/02/1968 Kinh BSCKII Cao cấp 01/06/2005 01/6/2006 UV BCH Đảng bộ
Đinh Mạnh Cường Nam 19/9/1972 Kinh BSCKII Cao cấp 04/3/2003 04/3/2004 UV BTV Đảng uỷ
Triệu Minh Duyên Nữ 19/8/1975 Tày BSCKI Cao cấp 24/05/2006 24/5/2007 UV BCH Đảng bộ
Nguyễn Thái Hồng Nam 02/11/1965 Kinh BSCKII Cao cấp 15/04/1999 15/4/2000 UV BCH Đảng bộ
 Lèng Hoàng Thái Huân Nam 17/6/1973 Tày Th.s Cao cấp 26/12/2000 26/12/2001 UV BCH Đảng bộ
Bế Ngọc Hùng Nam 25/9/1966 Tày BSCKII Cao cấp 23/03/1995 23/3/1996 UV BCH Đảng bộ
Trần Tú Minh Nam 10/8/1968 Kinh BSCKI Cao cấp 30/11/2000 30/11/2001 UV BCH Đảng bộ, Phó chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ
Tạc Văn Nam Nam 01/12/1971 Cao Lan BSCKII Cao cấp 31/12/2003 31/12/2004 Bí thư Đảng uỷ
Nguyễn Tiến Tôn Nam 12/12/1965 Tày BSCKII Cao cấp 19/10/1996 19/10/1997 UV BTV Đảng uỷ
Trần Văn Tuyến Nam 06/01/1974 Kinh BSCKII Cao cấp 03/02/2003 03/02/2004 Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ
Vũ Đình Viết Nam 18/10/1974 Kinh BSCKI Cao cấp 31/8/2007 31/8/2008 UV BCH Đảng bộ
Nông Thị Tuyết Nữ 27/9/1976 Tày BSCKI Cao cấp 02/7/2009 02/7/2010 UV BCH Đảng bộ
Hoàng Xuân Sơn Nam 20/01/1972 Tày Thạc sĩ Cao cấp 19/5/2008 19/5/2009 UV BTV Đảng uỷ Từ 20/11/2023
Nguyễn Thanh Hà Nam 26/12/1971 Bác sĩ Cao cấp 28/6/1994 28/6/1995 UV BCH Đảng bộ Từ 16/5/2024

==================================================================================================================================================

DANH SÁCH ỦY VIÊN BTV, BCH, UBKT CÔNG ĐOÀN NGÀNH Y TẾ BẮC KẠN KHÓA V, NHIỆM KỲ 2023-2028

Số

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác Số điện thoại
I. Ủy viên BTV, BCH Công đoàn ngành Y tế khóa V, nhiệm kỳ 2023- 2028
        1          Triệu Minh Duyên Chủ tịch Công đoàn ngành 0982875161
        2          Trần Tú Minh UV BTV CĐN, Phó chủ tịch Công đoàn ngành; Chủ nhiệm UBKT CĐN 0912975209
        3          Lý Thị Ngọc Anh UV BTV, Trưởng Ban NC CĐN, Chủ tịch CĐCS TT Kiểm nghiệm T, MP, TP 0982231198
        4          Vi Thế Huy UV BTV CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Bạch Thông 0984236985
        5          Đào Thị Minh Thiện UV BCH CĐN, Phó chủ tịch CĐCS BVĐK tỉnh 0983213660
        6          La Đức Cường UV BCH CĐN, PGĐ, Chủ tịch CĐCS TTYT Chợ Đồn 0988114815
        7          Cù Thị Lan UV BCH CĐN, PGĐ, CT CĐCS TTYT Thành phố 0976799223
        8          Lý Thị Hoa UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TT Kiểm soát bệnh tật 0915079952
        9          Bế Ngọc Hùng UV BCH CĐN, Phó Chủ tịch CĐCS Văn phòng SYT 0989728262
      10        Nông Văn Đoàn UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Na Rì 0915363758
      11        Hoàng Đức Cảnh UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Pác Nặm 0912901989
      12        Dương Thị Nguyệt UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Ba Bể 0947295116
      13        Triệu Đức Trường UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Chợ Mới 0983901519
      14        Đồng Thị Hồng UV BCH CĐN, Chủ tịch CĐCS TTYT huyện Ngân Sơn 0972767389
II. Ủy viên UBKT Công đoàn ngành Y tế khóa V, nhiệm kỳ 2023- 2028
      15 Trần Tú Minh UV BTV CĐN, Phó chủ tịch Công đoàn ngành; Chủ nhiệm UBKT CĐN 0912975209
      16 Đặng Ngọc Thắng Chủ tịch CĐCS Chi cục Dân số; Phó chủ nhiệm UBKT Công đoàn ngành; 0912895818
      17 Lường Văn Hoàng Thanh tra viên Sở Y tế; Ủy viên UBKT Công đoàn ngành; 0988403077
      18 Nông Thị Hương Chuyên viên phòng TCCB; Ủy viên UBKT Công đoàn ngành 0948321478
      19 Trần Công Thịnh ĐVCĐ TT Kiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm; Ủy viên UBKT Công đoàn ngành. 0977007999

===========================================================================================================================================

 HỘI ĐIỀU DƯỠNG TỈNH BẮC KẠN

DANH SÁCH CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐIỀU DƯỠNG TỈNH BẮC KẠN KHOÁ IV, NHIỆM KỲ 2018-2023

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ CHÍNH QUYỀN CHỨC VỤ HỘI ĐIỆN THOẠI EMAIL
1 Hoàng Thị Hiến Chuyên viên Sở Y tế Chủ tịch hội 0912 716 619 This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
2 Đào Thị Minh Thiện Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BVĐK tỉnh  Phó chủ tịch thường trực 0983 213 660 This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
3 Hà Thị Xuân Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, TTYT thành phố Phó Chủ tịch 0988269105 This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

==============================================================================================================================

ĐIỀU LỆ HỘI Y DƯỢC HỌC TỈNH BẮC KẠN

ĐIỀU LỆ(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) Hội Y - Dược học tỉnh Bắc Kạn

(Ban hành kèm theo Quyết định số:2357/QĐ-UBND ngày 13/12/2023

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi

1. Tên Tiếng Việt: Hội Y- Dược học tỉnh Bắc Kạn.

2. Tên Tiếng Anh: BacKan Medical and Pharmacy Association.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hội Y - Dược học tỉnh Bắc Kạn (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y, dược học, tự nguyện thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của ngành Y tế và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt.

2. Trụ sở làm việc của Hội được đặt tại Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn - Số 14, đường Trường Chinh, tổ 7, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

1. Hội hoạt động trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn, trong lĩnh vực y, dược học.

2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh, Sở Y tếvà các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tự nguyện, tự quản.

2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương II

QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ

Điều 6. Quyền hạn

1. Tuyên truyền mục đích của Hội.

2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Hội.

3. Bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.

6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ

1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.

4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.

6. Xây dựng và ban hành các quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.

7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.

8. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

9. Hằng năm, Hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) và Sở Y tế chậm nhất vào ngày 01/12.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:

1. Hội viên chính thức: là công dân, tổ chức Việt Nam trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực y, dược học (Bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên y và cán bộ khoa học kỹ thuật….), có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.

2. Hội viên danh dự: Là công dân Việt Nam, không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên danh dự.

3. Hội viên liên kết: Là những người không đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức, nhưng có nhiều đóng góp cho các hoạt động của Hội, tự nguyện tham gia trong một tổ chức của Hội, và được Ban Chấp hành Hội chấp thuận.

4. Vận động được các hội viên là công chức, viên chức ngành y tế đã nghỉ hưu, viên chức, nhân viên làm việc tại các công ty dược, các nhà thuốc, quầy thuốc, nhân viên y, dược đang làm việc tại các Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các công chức, viên chức, người lao động ngoài chuyên môn đang làm việc tại các đơn vị thuộc lĩnh vực y dược, ... tham gia tổ chức Hội.

5. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:

Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất bản lĩnh chính trị hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực y, dược học hoặc có liên quan đến lĩnh vực y, dược học theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hội viên tổ chức: Tổ chức của Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực y, dược học hoặc có liên quan đến lĩnh vực y, dược học theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Quyền của hội viên

1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.

3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

4. Được tham gia các Hội đồng tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Hội đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học và các Hội đồng khác liên quan (khi được trưng cầu).

5. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra của Hội theo quy định của Hội.

6. Được giới thiệu hội viên mới.

7. Được khen thưởng theo quy định của Hội.

8. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).

9. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là Hội viên;

10. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử BanLãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.

2. Không ngừng nâng cao năng lực, trao đổi nghề nghiệp, nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật liên quan đến y học, y tế, vì cộng đồng.

3. Tuyên truyền vận động, phổ biến kinh nghiệm, giúp đỡ hội viên khác để cùng phấn đấu phục vụ mục đích của Hội.

4. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.

5. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.

6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.

7. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.

Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra Hội

1. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên

a) Là công dân, tổ chức Việt Nam, có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Điều lệ này, có nguyện vọng gia nhập Hội thì làm đơn gia nhập Hội theo mẫu do Ban Chấp hành Hội quy định, kèm theo bản sao giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và 01 ảnh của người đại diện (đối với tổ chức) và 01 ảnh (đối với cá nhân) gửi Ban Thường vụ hội.

b) Trong vòng 15 (mười lăm ngày) làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân gia nhập hội, Ban Thường vụ hội có quyết định kết nạp hội viên, hội viên đóng hội phí theo quy định và được cấp thẻ hội viên (nếu có).

2. Thủ tục ra khỏi hội

a) Hội viên thấy không thể tiếp tục là hội viên của Hội thì làm đơn xin ra khỏi hội gửi Ban Thường vụ hội để xem xét, quyết định chấm dứt tư cách hội viên và thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành hội, hội viên;

b) Hội viên hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tước quyền công dân theo quy định của pháp luật; tổ chức tự giải thể, bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật của Ban Thường vụ xem xét xóa tên hội viên và thông báo đến Ban Chấp hành hội, hội viên của hội.

3. Ban Chấp hành hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên và cho hội viên ra khỏi hội, quản lý việc cấp phát, sử dụng thẻ hội viên (nếu có).

Chương IV

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội

1. Đại hội.

2. Ban Chấp hành Hội.

3. Ban Thường vụ.

4. Ban Kiểm tra.

5. Văn phòng hội.

Điều 13. Đại hội

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất ½ (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.

2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên ½ (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên ½ (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.

3. Nhiệm vụ của Đại hội:

a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;

b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);

c) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và báo cáo tài chính của Hội;

d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;

đ) Thông qua nghị quyết của Đại hội;

e) Bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên (nếu có).

4. Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội:

a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;

b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá ½ (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

Điều 14. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành

a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;

b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;

c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;

d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;

đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành

a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định.

d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 15. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:

a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.

b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành.

c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ

a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

b) Ban Thường vụ họp thường kỳ 3 tháng một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Thường vụ;

c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;

d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 2/3 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 16. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;

b) Kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản của Hội;

c) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội;

d) Báo cáo trước Ban Chấp hành và trước Đại hội về hoạt động của Ban Kiểm tra, kiến nghị Ban Chấp hành giải quyết các vấn đề đã kiểm tra, phát hiện theo nhiệm vụ được giao.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 17. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký Hội

1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành hội quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;

b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan chuyên môn khác về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;

c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;

d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;

đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.

3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.

Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

4. Thư ký Hội do Ban Chấp hành bầu trong số ủy viên Ban Thường vụ Hội, là người trợ giúp cho Chủ tịch Hội điều hành các công việc hàng ngày của Hội theo nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác và theo quy chế, quy định của hội đã được Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thông qua, thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

5. Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Đại diện và điều hành công việc thường xuyên của Hội theo yêu cầu của Ban Chấp hành và Chủ tịch Hội;

b) Quản lý hồ sơ, tài liệu của Hội;

c) Xây dựng các quy chế hoạt động của Hội trình Ban Chấp hành phê duyệt;

d) Định kỳ báo cáo với Chủ tịch, Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội;

đ) Soạn thảo các văn bản: Báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành;

e) Quản lý danh sách, hồ sơ và các tài liệu về tổ chức trực thuộc Hội (nếu có) và hội viên.

g) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hội.

Điều 18. Văn phòng Hội

1. Văn phòng Hội là bộ phận giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội; được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Ban Thường vụ ban hành phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

2. Kinh phí hoạt động hàng năm của Văn phòng do thư ký dự trù trình Ban Chấp hành phê duyệt.

Chương V

CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ HỘI

Điều 19. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội

Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về Hội, Nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VI

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 20. Tài chính của Hội

1. Các nguồn thu của Hội

a) Hội phí hàng năm của hội viên;

b) Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;

c) Tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

d) Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);

đ) Các khoản thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi của Hội gồm:

a) Các hoạt động của Hội và cơ quan thường trực Hội;

b) Công tác xã hội;

c) Khen thưởng;

d) Đầu tư, xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản, cơ sở vật chất của Hội;

đ) Chi hợp pháp khác.

Điều 21. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội

1. Tài chính, tài sản của Hội chi được sử dụng cho các hoạt động của Hội.

2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia tách, sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.

Chương VII

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Điều 22. Khen thưởng

1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội, được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Ban Chấp hành quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 23. Kỷ luật

1. Tổ chức, hội viên vi phạm Điều lệ, Nghị quyết Đại hội hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự, tài sản, tài chính của Hội thì tùy theo mức độ phạm có thể bị phê bình, cảnh cáo, không công nhận là hội viên.

2. Ban Chấp hành quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội Hội Y - Dược học tỉnhBắc Kạn mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được 2/3 số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Hội Y - Dược học tỉnh Bắc Kạn gồm VIII Chương, 25 Điều đã được Đại hội đại biểu Hội Y - Dược học tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 thông qua ngày 26/10/2023 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn.

2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Y - Dược học tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7- phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang