Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Dịch bệnh Covid-19, được phát hiện từ Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào khoảng tháng 11 năm 2019, sau đó lây lan ra tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận là vào ngày 23/1/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2020 - 2022, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19.

 a4b466422ca9f6f7afb8

Khu cách ly tập trung công dân đi từ vùng dịch về địa phương, tại Trung đoàn 750 (tháng 02/2021) Ảnh V.N

Với tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2020 tuy không ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19 nhưng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã tăng cưởng chỉ đạo các địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng chống sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh với phương châm: nâng mức phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh cao hơn một mức, nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động giao thương, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội, đặc biệt là đảm bảo 100% các trường hợp nghi ngờ được điều tra giám sát theo đúng quy định. Năm 2020, toàn tỉnh đã thực hiện cách ly tập trung và cách ly tại nhà tổng cộng 1.827 công dân có yếu tố dịch tễ, hoặc đi từ vùng dịch về địa phương.

Bước sang năm 2021, nhiều tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đã trở thành tâm dịch với hàng nghìn ca mắc mới Covid-19 mỗi ngày, số bệnh nhân tử vong tăng lên hằng ngày. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, thêm đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các sở, ngành, địa phương và sự đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, đã kiểm soát thành công cả 4 đợt dịch.

Đặc biệt, trong cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 23.5.2021, đây được coi là cuộc bầu cử chưa từng có trong tiền lệ khi có tới 808 cử tri là các trường hợp đang thực hiện cách ly tại nhà, nơi cư trú, cách ly tại khu cách ly tập trung và khu cách ly cơ sở y tế được thực hiện quyền công dân, bầu cử đầy đủ theo hướng dẫn, đảm bảo đúng quy định về phòng, chống dịch. Kết quả là cùng với sự thành công trong cuộc bầu cử thì cả tỉnh không có ca bệnh dương tính và cũng không có ổ dịch nào xảy ra trong và sau khi hoàn tất công tác bầu cử.

d2a2ce2884c35e9d07d2

Lấy mẫu xét nghiệm người dân trong khu phong tỏa- huyện Ba Bể (tháng 6/2021)

Giữa tháng 6 năm 2021, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận trường hợp bệnh nhân đầu tiên dương tính với Covid-19 tại huyện Ba Bể. Tiếp theo đó liên tiếp các ca bệnh dương tính và tái dương tính được phát hiện tại 8/8 huyện, thành phố. Các chốt kiểm dịch nhanh chóng được thành lập, nhiều trường học, trạm Y tế, trụ sở UBND xã được bố trí linh hoạt thành khu cách ly tập trung và khu điều trị bệnh nhân Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả với phương châm đầu tiên là khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

 819431207bcba195f8da

Kiểm tra sức khỏe tại điểm chốt kiểm dịch huyện Chợ Mới

 5359acf2e6193c476508

Lãnh đạo Sở Y tế thăm, tặng quà động viên lực lượng tham gia tại chốt kiểm dịch huyện Ngân Sơn. Ảnh V.N

Xác định nhiệm vụ tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, là tấm lá chắn để bảo vệ người dân trước đại dịch, khi được Bộ Y tế phân bổ, tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid-19, Ban chỉ đạo các cấp đã tăng cường đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19. Công tác tiêm chủng đã huy động được sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng ngành Y tế, chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt nhằm giúp người dân đi tiêm phòng đầy đủ. Bắt đầu triển khai tiêm từ đợt đầu tiên vào tháng 4 năm 2021, đến hết năm 2022, tỉnh Bắc Kạn đã tiêm được 829.199 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, đạt 102,53% so với số lượng vắc xin được phân bổ. Các đợt tiêm chủng đều diễn ra an toàn, đúng tiến độ. Không để tồn vắc xin, không để vắc xin quá hạn.

 737a62d0283bf265ab2a

Tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, tại điểm tiêm CDC tỉnh (tháng 4/2021)

Mặc dù còn nhiều khó khăn nguồn nhân lực nhưng ngành y tế Bắc Kạn đã thành lập 05 đoàn công tác với 85 lượt Y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đến các tỉnh Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào công tác điều trị, chăm sóc, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm…, góp sức cùng tỉnh bạn đẩy lùi dịch bệnh. Có những Y, Bác sỹ hai lần xung phong tham gia vào các đoàn hỗ trợ.

 da575bfd1116cb489207

Lãnh đạo Sở Y tế chụp ảnh với đoàn Y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trước khi lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang (tháng 5/2021).

Cùng với lực lượng Y tế, các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an, Quân đội cũng luôn đồng hành,sẵn sàng đối mặt với mọi gian nan, thử thách và hiểm nguy để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa bàn tỉnh, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tại các chốt kiểm dịch, khu cách ly tập trung, các điểm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19... đâu đâu cũng có mặt những chiến sỹ công an, bộ đội. Sự vào cuộc của các đơn vị công an, quân đội không chỉ góp phần tăng thêm sức mạnh cho các “pháo đài” chống dịch, mà thực sự tạo được sự tin tưởng cho bà con nhân dân.

Hưởng ứng lời phát động “cả nước chung sức sớm chiến thắng dịch Covid-19” của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thư kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ bằng tiền và bằng hiện vật quy ra khoảng hơn 16 tỷ 300 triệu đồng. Đặc biệt, vào tháng 8 năm 2021, khi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chịu những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19, UBMTTQVN tỉnh Bắc Kạn đã ra Lời kêu gọi vận động ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm để gửi tới giúp đỡ nhân dân miền Nam. Và chỉ sau 5 ngày phát động quyên góp ủng hộ, UBMTTQ tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận hơn 350 tấn hàng hóa gồm: Gạo, bún khô, phở khô, miến dong, bí xanh thơm… để gửi tới đồng bào miền Nam. Đây là kết quả của sự chung tay, của tinh thần đoàn kết "tương thân tương ái" không gì có thể so sánh được của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn trong đại dịch.

 024f2cef6604bc5ae515

Sở Y tế tiếp nhận quà do Liên đoàn Lao động tỉnh trao tặng (tháng 5/2021).

Cùng với đó, trước muôn vàn khó khăn về vật tư y tế, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác phòng chống dịch, tỉnh Bắc Kạn đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh về kinh phí, hiện vật để góp phần cho công tác phòng, chống dịch. Riêng ngành Y tế tỉnh đã tiếp nhận từ Bộ Y tế cấp ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm…bằng kinh phí và hiện vậtnhư: máy thở, trang thiết bị máy tách chiết DNA, máy xét nghiệm PCR, xe ô tô cứu thương, xe ô tô tiêm chủng lưu động, vật tư y tế, sinh phẩm,kit, test, phương tiện phòng hộ cá nhân... với tổng trị giá gần 14 tỷ đồng.

Ngay từ khi dịch bệnh xảy ra, tỉnh Bắc Kạn cũng đã xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch như: Xây dựng Bản đồ cung cấp thông tin dịch tễ COVID-19 tỉnh Bắc Kạn; vận động CC, VC, người lao động và nhân dân tải khai báo y tế điện tử thông qua mã QR Code. Kiểm soát ra, vào cơ quan, đơn vị hằng ngày đối với khách đến và đi thông qua mã QR Code khi sử dụng một trong các phần mềm: NCOVI; BlueZone, Vietnam Health Declaration, Tờ khai y tế điện tử. Hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hàng ngày để theo dõi thông tin về chứng nhận tiêm vắc-xin phòng Covid-19, cập nhật sự cố/phản ứng bất lợi sau tiêm chủng.

 1.0

Cán bộ khoa xét nghiệm CDC Bắc Kạn làm việc 24/24 giờ để nhanh chóng có kết quả xét nghiệm Covid-19

Song song với đó, công tác điều trị bệnh nhân dương tính với Covid-19 đã được BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chỉ đạo đảm bảo cho hoạt động xét nghiệm, khu thu dung, điều trị ca bệnh dương tính tại 9 cơ sở y tế y tế công lập trên địa bàn. Đồng thời lên kế hoạch sẵn sàng đảm bảo y tế cho tối đa 3.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, việc triển khai mô hình “Quản lý điều trị tại nhà cho người nhiễm COVID-19” đã góp phần quản lý, chăm sóc và giảm tải cho cán bộ y tế trong theo dõi điều trị. Trong 03 năm phòng chống dịch Covid-19, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 79.780 ca mắc Covid-19, trong đó chỉ có 28 ca Covid-19 tử vong, do có các bệnh nền kèm theo.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội cũng đã được nỗ lực thực hiện. Toàn tỉnh đã có gần 114.800 người được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dân gặp khó khăn, bị giảm thu nhập do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền hỗ trợ là 95.226 triệu đồng. Song song với đó, tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Chỉ đạo thực hiện kịp thời việc miễn, giảm học phí đối với các đối tượng học sinh theo quy đnh tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp sách giáo khoa đến các đối tượng học sinh; tiếp nhận học sinh đang về cư trú tại địa phương để phòng, chống dịch COVID-19; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, CC, VC, NLĐ ngành GD&ĐT chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhất là hỗ trợ những học sinh thuộc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì COVID-19, học sinh là con của cán bộ tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch.Thực hiện tốt chính sách BHYT, công tác giám định BHYT, giải quyết đầy đủ quyền lợi khám chữa bệnh BHYT và đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, người lao động.

Tháng 10 năm 2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" được triển khai thực hiện. Đây chính là chìa khóa hóa giải khó khăn, tạo tiền đề để tỉnh Bắc Kạn thực hiện thành công mục tiêu kép, phục hồi, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành song song với nhiệm vụ phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết quả, KT - XH của tỉnh được duy trì ổn định, các chính sách chăm sóc người có công, an sinh xã hội được đảm bảo, công tác chăm sóc sức khỏe, lao động, việc làm, giảm nghèo được quan tâm, quốc phòng - an ninh, trật tự ATXH được giữ vững. Với những chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh theo từng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển KT - XH, vừa phòng, chống dịch COVID-19.

Từ tháng 06 năm 2022 đến nay, số mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh, không có ca bệnh mức độ nặng. Đặc biệt trong hơn 1 tháng trở lại đây, toàn tỉnh không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới...

Nhìn lại 3 năm phòng chống dịch bệnh Covid-19, cho thấy các biện pháp phòng, chống dịch cho đến nay cơ bản đúng hướng, kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên, Kiểm soát được dịch bệnh đã khó, giữ vững thành quả này càng khó hơn trong khi tình hình dịch bệnh trên Thế giới vẫn còn những diễn biến khó lường, các biến thể mới của Covid-19 liên tục xuất hiện và lây lan nhanh ra nhiều nước. Điều này đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, lơ là mà cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Cần tiếp tục có sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong công tác chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” và thực hiện tốt thông điệp: “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dânvà các biện pháp khác” để chúng ta có thể sống an toàn trong môi trường không còn dịch bệnh Covid-19 và không để dịch trùng dịch, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển kinh tế tại các địa phương./.

TTƯT.BsCKII. Tạc Văn Nam

Giám đốc Sở Y tế

Ngày 08/01, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lễ hội năm 2023.

Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động giao thương, du lịch và mùa lễ hội đầu năm 2023, vừa bảo đảm phòng, chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả; đồng thời tiếp tục thúc đẩy đà phục hồi, phát triển kinh tế -xã hội, Thủ tướng Chính phủyêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.

Trong đó, yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là với dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa đông-xuân; chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý ổ dịch kịp thời, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng và hạn chế xảy ra các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

6466034b2badf0f3a9bc

Chủ động phòng, chống COVID – 19 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

P.T

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trên địa bàn TPHCM đã phát hiện biến thể XBB của Omicron qua các kết quả giải trình tự gen ở người bệnh của OUCRU (đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford) từ những trường hợp điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM. Hiện một biến thể khác có mức độ lây lan nhanh hơn là XBB.1.5 đang lưu hành tại Mỹ, được cảnh báo có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam ở mức cao do sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân vào dịp lễ, Tết.

de6883c1a82773792a36

Tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của XBB.1.5, một dòng phụ của biến thể Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản vẫn đang được kiểm soát.Tuy nhiên, biến thể phụ XBB đã xuất hiện tại TP HCM và Tây Ninh.

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian; cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.

 Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian nhưng hiện nhiều địa phương vẫn tiêm vaccine thấp...

Theo thông tin của Bộ Y tế, thời gian qua các đơn vị và địa phương đã rất nỗ lực trong công tác tiêm vaccine COVID-19, nhưng hiện vẫn còn một số địa phương tiêm thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Tính đến ngày 9/1, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 cả nước là 265.583.469. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 9/1 là 39.762 tại 10 tỉnh, thành phố trong đó 31.853 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 7.909 mũi tiêm cho trẻ 5- dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế đã thường xuyên yêu cầu các đơn vị chuyên môn, các địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch;

Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện – 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".

Hiện tại, theo WHO khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa với biến thể XBB tương tự như chúng ta đã thực hiện đối với các biến thể phụ khác của Omicron và COVID-19 nói chung. Đó là: đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ cao như nơi đông người và trong không gian kín, rửa tay thường xuyên, và cả người lớn lẫn trẻ em hãy đảm bảo rằng mình đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, bao gồm tất cả các liều nhắc lại được cơ quan y tế khuyến nghị.

Tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ, đúng lịch đặc biệt quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu. 

Để chủ động bảo vệ sức khỏe trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và mùa lễ hội, ngành Y tế khuyến cáo cộng đồng cần tăng cường mang khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên, khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc. Những người chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ thì nên tiêm vắc xin theo hướng dẫn của ngành y tế./.

Phương Thảo

Nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của triển khai tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III vắc xin S-268019 phòng COVID-19, ngày 11/1, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai thăm khám/tiêm bắt chéo V6 (D253±3) thử nghiệm lâm sàng vắc xin S-268019 cho các đối tượng đã được thăm khám V5(D225±14) trên địa bàn tỉnh.

45e89a4887495c170558

Lấy mẫu thử nghiệm lâm sàng vắc xin S-268019tại BVĐK tỉnh.

Hoạt động này nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời đánh giá hiệu quả và an toàn của triển khai tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III vắc xin S-268019 phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Để đạt mục tiêu: 100% các đối tượng đã được thăm khám V5(D225+ 14) sẽ được thăm khám đánh giá và triển khai các xét nghiệm theo quy định của chương trình và đảm bảo an toàn trong tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19 S-268019, ngành y tế đã chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, thuốc, nhân lực và điều kiện liên quan khác phục vụ thăm khám và xét nghiệm cho các đối tượng sau tiêm.

0af7c357de5605085c47

Hướng dẫn đối tượng tiếp tục theo dõi sức khỏe và thông báo cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe

Quỳnh Giao

Ngày 25/10/2022, đồng chí Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn đã đi kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên trên địa bàn huyện Ba Bể .

6f05e9d790d656880fc7

Đồng chí Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế, kiểm tra điểm tiêm lưu động tại thôn Khâu Qua, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Để thực triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt này cho trên 140 người dân, từ 12 tuổi trở lên trên địa bàn xã theo kế hoạch, từ ngày 19/10 Trạm y tế xã Nam Mẫu đã tổ chức tiêm lưu động tại các thôn.

Thôn Khâu Qua nằm ở phía tây xã Nam Mẫu - là một trong các thôn vùng cao, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn của xã. Trong buổi sáng ngày 25/10, tại điểm tiêm này cán bộ Trạm Y tế xã đã tuyên truyền, tư vấn và triển khai tiêm được 06 người dân.

Trước đó cán bộ TYT xã đã tổ chức điểm tiêm lưu động tại thôn Đán Mẩy - là thôn vùng cao xa nhất của xã, di chuyển đến thôn chủ yếu đi bộ. Tại đây, tổ chức vận động, tiêm được 17 người.

Ở thời điểm này các hộ dân trong xã đang tập trung thu hoạch lúa, do vậy đã ảnh hưởng tới số lượng người đến tiêm.

Tại điểm kiểm tra, đồng chí Giám đốc Sở Y tế đã chia sẻ với những nỗi khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ y tế xã Nam Mẫu, đồng chí đã đánh giá Trạm y tế triển khai nghiêm túc công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân chủ quan chưa tiêm đủ liều vắc xin, bên cạnh đó sự phối hợp giữa cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể với ngành Y tế ở một số địa phương đôi lúc chưa chặt chẽ. Qua đây, đồng chí đề nghị Đảng ủy, chính quyền cần sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhằm hỗ trợ ngành Y tế trong công tác tiêm vắc xin, nhất là trong việc rà soát, phân loại đối tượng và tuyên truyền người dân hiểu đúng về tác dụng của vắc xin, vận động tiêm vắc xin đầy đủ xã làm tốt công tác rà soát, phân loại đối tượng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn.

6f17a5c0dcc11a9f43d0

 

b61258c921c8e796bed9

 

7bb137734e72882cd163

Điểm tiêm lưu động tại thôn Khâu Qua, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể được tổ chức theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cùng ngày, đồng chí Giám đốc Sở Y tế đã kiểm tra tại điểm tiêm Trạm Y tế xã Quảng Bạch huyện Ba Bể. Theo kế hoạch trong đợt này, Trạm y tế xã Quảng Bạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 150 đối tượng./.

2ac5c803b102775c2e13 

cea7d961a060663e3f71

Đồng chí Giám đốc Sở Y tế, kiểm tra tại điểm tiêm Trạm Y tế xã Quảng Bạch (Ba Bể).

P.T

Thực hiện Công văn số 7077/BYT-KCB ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về việc báo cáo công tác thu dung, điều trị ca bệnh Covid-19 (F0) (gửi kèm theo).

Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn phân công cán bộ thực hiện công tác báo cáo trên phần mềm trực tuyến tại địa chỉ: cdc.kcb.vn theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế và đảm bảo thời gian báo cáo (trước 15 giờ hàng ngày) để Sở Y tế tổng hợp diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương theo Phụ lục 1, bao gồm số liệu trong vòng 24 giờ và số luỹ kế: số ca mắc, số ca khỏi bệnh, số ca tử vong, số ca đang điều trị, số ca nặng; số ca F0 đang cách ly tại khu cách ly tập trung; số ca F0 đang cách ly tại nhà; nhận định tình hình, kiến nghị đề xuất và gửi báo cáo trên phần mềm báo cáo trực tuyến: Địa chỉ: cdc.kcb.vntrước 15 giờ 30 phút hàng ngày.

Tuy nhiên, do có sơ xuất của chuyên viên được phân công nhập số liệu báo cáo ngày 26/10/2022 tại nội dung báo cáo mục I. Tình hình chung, khi nhập số ca khỏi bệnh là 3 đã nhập nhầm cột số ca tử vong.

Sau khi nhận được thông tin phản hồi của Đồng chí Hà Thái Sơn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Sở Y tế đã chỉnh sửa báo cáo ngay số liệu trên hệ thống trực tuyến tại địa chỉ cdc.kcb.vn.

Với nội dung trên, Sở Y tế đính chính và báo cáo Quý cơ quan xem xét, chấp nhận việc đính chính số liệu báo cáo ngày 26/10/2022 của Sở Y tế Bắc Kạn..

Gửi kèm Công văn: phụ lục Báo cáo nhanh hàng ngày tình hình thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 của Sở Y tế Bắc Kạn ngày 26/10/2022 đã chỉnh sửa.

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP
Nội dung 24 giờ qua Luỹ kế từ đầu vụ dịch
# Số cơ sở đang thu dung, điều trị ca F0 9  
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Số ca mắc 6 79683
2. Số ca khỏi bệnh 3 79606
3. Số ca tử vong 0 0
4. Số ca đang điều trị, cách ly, theo dõi 18  
II. CHI TIẾT
Tại bệnh viện, cơ sở điều trị
1. Nhập viện, cơ sở điều trị 0 0
2. Khỏi bệnh, ra viện 0 0
3. Tử vong tại bệnh viện 0 0
4. Đang điều trị 7  
4.1 Nhẹ và không triệu chứng 0 0
4.2 Biểu hiện lâm sàng trung bình 7 0
4.3 Tổng số BN nặng, nguy kịch cần thở oxy 0 0
4.3.1 Nặng: oxy marsk, gọng kính 0 0
4.3.2 Nặng: oxy dòng cao HFNC 0 0
4.3.3 Nặng: thở máy không xâm lấn 0 0
4.3.4 Nguy kịch: thở máy xâm lấn 0 0
4.3.5 Nguy kịch: Lọc máu 0 0
4.3.6 Nguy kịch: ECMO 0 0
Tại khu cách ly tập trung (không phải bệnh viện)
1. Vào khu cách ly tập trung 0 0
2. Kết thúc cách ly tại khu tập trung 0 0
3. Tử vong tại khu cách ly 0 0
4. Đang hiện diện tại khu cách ly 0  
Tại nhà
1. Cách ly tại nhà 0 0
2. Kết thúc cách ly tại nhà 0 0
3. Tử vong tại nhà 0 0
4. Đang hiện diện theo dõi tại nhà 11  
III. BỔ SUNG
Số ca Mắc mới tại cộng đồng 0 0
Số ca Mắc mới chỉ có Test nhanh (+) 6 0
Số ca Tử vong chỉ có Test nhanh (+) 0 0
Số ca Chuyển viện đi ngoại tỉnh 0 0
Số ca Dương tính lại phải điều trị (không tính ca mới) 0 0
Số trẻ em < 15 tuổi 1 0
Phụ nữ có thai 0 0
Trên >= 65 tuổi 0 0
Người có bệnh nền và nguy cơ khác 0 0
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI
 
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 

Tổ công tác triển khai Đề án 06 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 theo quy trình như sau:

1. Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường chỉ đạo Trạm Y tế lập danh sách đối tượng tiêm chủng COVID-19 thường trú trên địa bàn sai thông tin, bao gồm các trường hợp sau:

- Không có số CCCD/CMND;

- Sai định dạng số CCCD/CMND;

- Sai thông tin cá nhân cơ bản: số CCCD/CMND, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.

2. Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường giao Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp thôn/ấp thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin. Sau đó danh sách được chuyển tới Công an xã/phường để thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

3. Công an xã/phường ký và bàn giao danh sách cho Trạm Y tế để lưu trữ và cập nhật, bổ sung thông tin đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.

4. Trạm Y tế thực hiện cập nhật lại thông tin cho các đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19:

- Đối với các trường hợp đối tượng không có số CCCD/CMND hoặc sai định dạng số CCCD/CMND, Hệ thống cho phép nhập danh sách (import) từ tệp định dạng Excel (Sử dụng chức năng Import đối tượng tiêm COVID-19).

- Đối với các trường hợp sai thông tin cá nhân cần chỉnh sửa trực tiếp trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.

Sau khi thực hiện cập nhật thông tin, cán bộ Trạm Y tế sử dụng chức năng lập danh sách xác minh thông tin để xem kết quả.

5. Các cơ sở tiêm chủng hằng ngày phải thực hiện kiểm tra, ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin”.

6. Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế, thuộc Y tế Bộ, ngành; các cơ sở tiêm chủng tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin” không phải thực hiện công tác xác minh, “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19./.

Page 1 of 5

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang