Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Chị Mọn “dân số”

Thứ sáu, 07 Tháng 7 2017 01:22

Về thôn Bắc Lanh Chang (xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), chúng tôi được biết, đã 20 năm qua không có người sinh con thứ ba, không có tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Có được kết quả như vậy, nhờ  sự đóng góp của chị Hoàng Thị Mọn, người đã có 24 năm gắn bó làm cộng tác viên dân số.

Chị Mọn (áo hồng) trong buổi họp giao ban hàng tháng

Chị Hoàng Thị Mọn cho biết muốn công tác Dân số - KHHGĐ đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng  phải thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền làm sao để bà con tin và làm theo. Với chị tranh thủ mọi lúc, mọi nơi khi trên nương, các buổi họp thôn, khi hoạt động hội phụ nữ để lồng ghép tuyên truyền về chính sách dân số, sức khỏe sinh sản…

Theo chị, đây là cách làm khá hiệu quả, vừa tạo không khí cởi mở để chị em trò chuyện tự nhiên, qua đó kịp thời giải đáp những thắc mắc của chị em.

Chị Hà Thị Tuyền, (thôn Pác Lanh Chang) cho biết: “lấy chồng sớm, lại đến đây làm dâu,nên lúc đầu tôi cũng rất bỡ ngỡ về kiến thức sinh sản, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Cũng may được cô Mọn thường xuyên đến trò chuyện, giải đáp những thắc mắc nên tôi hiểu biết và lựa chọn được biện pháp tránh thai hiện đại an toàn hơn”.

Đối với những gia đình sinh con một bề là gái, việc vận động thường khó khăn hơn nhiều, Chị Mọn đến tận nhà vận động, khéo léo làm công tác tư tưởng, đưa ra dẫn chứng về trường hợp những gia đình khác sinh con một bề nhưng nuôi dạy con  tốt, thành đạt.

Nhắc đến những kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình gắn bó với công tác dân số ở địa phương chị kể: khoảng những năm 1998 - 1999 trong thôn cứ có ca nào đi triệt sản nữ, là tôi lại “khăn gói quả mướp” đi theo 1 - 2 ngày ở Trạm Y tế xã để chăm nom, phục vụ cơm nước thay người thân trong gia đình. Tối đa, có lần một mình tôi vừa phải nhận nhiệm vụ trông con nhỏ cho chị em, vừa phải chăm sóc cho cả 4 người tham gia triệt sản nữ. Mỗi trường hợp như thế, tôi nhận được 10.000 đồng tiền công. Nhưng tôi không lấy, mà dùng số tiền đấy để mua bánh kẹo, đường sữa cho chị em”.

Công việc của một cộng tác viên dân số vốn đã vất vả lại càng gian nan hơn, số tiền phụ cấp hàng tháng chị nhận được là 217.000 nghìn đồng (được trích từ nguồn ngân sách địa phương). Số tiền chẳng đáng là bao, song không vì thế mà chị mất đi sự say mê với nghề, yêu nghề.

Ông Bế Ngọc Thống, Chủ tịch UBND - Trưởng ban Dân số KHHGĐ xã Lục Bình, cho biết: “Mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, chồng nhiễm chất độc da cam nên chị Mọn là lao động chính trong nhà. Nhưng chị Mọn luôn tâm huyết một lòng với công tác dân số của địa phương. Hơn 20 năm tại thôn Bắc Lanh Chang không có người sinh con thứ ba là nhờ công sức rất lớn của chị Mọn”.

Ghi nhận những đóng góp của chị với công tác Dân số - KHHGĐ của địa phương, năm 2016 chị được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen kèm logo và kỉ niệm chương; 3 lần được Tổng cục Dân số- KHHGĐ và UBND tỉnh tặng bằng khen; Sở Y tế và Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tặng giấy khen; 02 lần được Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh khen thưởng là cộng tác viên dân số có thành tích xuất sắc.

                                                                                     Bài và ảnh: Kim Cúc

Trung tâm Truyền thông GDSK

Sửa lần cuối vào Thứ hai, 07 Tháng 8 2017 01:49
Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 1425 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận

 

 

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang