Print trang này

Bệnh viên đa khoa tỉnh cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc răng giả

Thứ sáu, 26 Tháng 6 2020 10:05

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc di vật là răng giả.

Ngày 19 tháng 6 năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận bệnh nhân Nông Văn M. 59 tuổi, trú tại huyện Na Rì. Theo lời kể của bệnh nhân, sau khi uống cốc bia thấy đau chói ở cổ và không ăn uống được gì, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện ngay.

Hình ảnh chụp X quang

Sau khi thăm khám hội chẩn, bệnh nhân được Bệnh viện đa khoa tỉnh chẩn đoán dị vật thực quản (răng giả) ngang đốt sống L VI và được chỉ định soi thực quản lấy dị vật cấp cứu, kíp trực đã lấy được dị vật kịp thời.

Dị vật thực quản là một cấp cứu trong tai mũi họng hay gặp, theo nghiên cứu của tác giả Võ Thanh Quang dị vật thực quản ở người lớn chiếm 69,55%; còn tác giả Vũ Trung Kiên thì tỷ lệ này ở người lớn chiếm 76,5%

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn dị vật thực quản là một tai nạn hay gặp, với khoảng 15- 20 ca mỗi năm; đặc biệt vào ngày tết, lễ. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận và điều trị 6 ca. Tuy nhiên, bệnh nhân Nông Văn M. là trường hợp đầu tiên mắc dị vật là răng giả. Đặc điểm của răng giả cứng chắc, nhiều góc cạnh có vòng kim loại để cố định vào răng khác (răng giả bắc cầu) nên khi tiến hành lấy dị vật là rất khó, có thể gây tổn thương rách thực quản. Đặc điểm của răng giả cứng chắc, nhiều góc cạnh có vòng kim loại để cố định vào răng khác (răng giả bắc cầu) nên khi tiến hành lấy dị vật là rất khó, có thể gây tổn thương rách thực quản.

Hinh ảnh răng giả sau khi được lấy ra

Nguyên nhân thường gặp là không tập trung khi ăn, uống, thói quen chế biến thịt lẫn xương, trẻ nhỏ có thói quen đưa đồ vật cầm ở tay cho lên miệng...Dị vật thực quản đa số là xương động vật như cá, vịt, gà, lợn,...ngoài ra còn gặp pin (pin dạng cúc áo) răng giả, đinh, tăm tre.

Mắc dị vật thực quản nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì chắc chắn có biến chứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nên cần phải được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên ngành tai mũi họng để xử lý càng sớm càng tốt.

Khi có biến chứng thì bệnh trở nên nguy hiểm, công việc điều trị là rất khó khăn và tốn kém, các bác sỹ phải mở cạnh cổ hoặc mở lồng ngực cho bệnh nhân để lấy dị vật, theo sau là hậu phẫu phức tạp và kéo dài. Theo thống kê tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW trong số 186 ca dị vật đường ăn, có 17 ca áp xe trung thất có tỷ lệ tử vong là 50%.

Phòng tránh dị vật thực quản bằng cách cẩn thận trong khi ăn uống, chú ý khi ăn nhai đặc biệt là người đeo răng giả loại bắc cầu...đồ chơi cho bé mềm, nhẵn, kích thước đủ lớn tránh việc trẻ ngậm và nuốt,

Khi mắc dị vật đường ăn đặc biệt là dị vật thực quản cần đến cơ sở y tế có chuyên ngành tai mũi họng để xử lý kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không chữa mẹo, kinh nghiệm dân gian.

BS.NguyễnVăn Minh

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 821 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận