Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Biểu hiện và cách phòng, chống dịch bệnh MERS-COV

Thứ năm, 18 Tháng 6 2015 07:20

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV). Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. MERS đã được báo cáo lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia. MERS-CoV là một căn bệnh hô hấp có tiềm năng lan rộng hơn và làm xảy ra nhiều trường hợp hơn trên toàn cầu, Virus MERS-CoV được đánh giá là rất nguy hiểm, vì vậy hiểu đúng về Virus MERS-CoV giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Poster Khuyến cáo cộng đồng về phòng chống Mers-CoV

 Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại các quốc gia khác, chỉ tính đến đầu tháng 6/2015, MERS-CoV đã xuất hiện ở 26 quốc gia trên thế giới với gần 1.200 trường hợp nhiễm và khoảng 434 trường hợp đã tử vong. Tại Châu Á thì Hàn Quốc đã ghi nhận nhiều ca mắc và tử vong, vì vậy khả năng lây lan sang Việt Nam hoàn toàn có thể. Trong đó chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế; 

Những người bị nhiễm MERS-CoV sẽ phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong.  MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (gồm nhân viên y tế và thành viên trong gia đình) và bất cứ ai ở cùng chỗ với người đang bị bệnh (Ví như: sống chung, đến thăm).

Vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn MERS-CoV phát nguồn từ đầu, nhưng rất có thể là từ thú vật. MERS-CoV đã được phát hiện nơi lạc đà và một con dơi ở Bán đảo Ả Rập. Chúng ta cần có thêm thông tin để nhận biết vai trò của lạc đà, dơi, và các thú vật khác có thể có trong việc làm lan truyền MERS-CoV.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh MERS và cũng chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho các căn bệnh do MERS-CoV gây ra. Chăm sóc y tế chỉ là giúp hỗ trợ và làm giảm triệu chứng.

Do vậy, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:  Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch rửa tay có chất cồn; Che mũi và miệng lại bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn này vào sọt rác. Nếu không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào tay của mình; Tránh tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung bát, ly, cốc..., hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống, v.v.) với người bệnh; Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch;  Chùi sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa ra vào. Khi thực sự cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách cần thiết để tránh lây nhiễm.

Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh hoặc tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. Những người trở về từ khu vực có dịch, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.

BsCK2. Tạc Văn Nam (theo Tài liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Sửa lần cuối vào Thứ sáu, 19 Tháng 6 2015 00:45
Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 3711 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang