Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Ngày 15/3/2024, Sở Y tế phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam về việc tập huấn trực tuyến triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh truyền nhiểm ở Việt Nam cho 260 hội viên Hội Y dược học tỉnh Bắc Kạn.

TTƯT.BsCK2. Tạc Văn Nam, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế

phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn

Tại Lớp tập huấn TS. Nguyễn Huy Quang - Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội Tổng hội Y học Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng vụ Pháp Chế - Bộ Y tế đãPhổ biến, triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Nguyễn Huy Quang triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh

GS.TS Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hội Truyền Nhiễm Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ươngCập nhập kiến thức và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam cho công chức, viên chức ngành Y tế và hội viên của Hội Y-Dược học tỉnh Bắc Kạn

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam Hướng dẫn dinh dưỡng và chăm sóc cho người bệnh sốt nhiễm khuẩn.

Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2024. Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế.

Qua lớp tập huấn đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khám bệnh, chữa bệnh cũng như nâng cao kiến thức trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm của nhân viên y tế tỉnh Bắc Kạn.

Thực hiện: Văn phòng Sở

Vừa qua, TTYT thành phố triển khai kiểm tra, giám sát nằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhân dịp Hội khỏe phù đổng và Tuần văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Kết thúc Hội khỏe phù đổng không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

 

Lấy mẫu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Đoàn kiểm tra, giám sát chuyên ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố đã phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành của phường Sông Cầu và phường Đức Xuân triển khai kiểm tra, giám sát tại một số cơ sở nhà hàng, cơ sở chế biến cung cấp bữa ăn hàng ngày cho các đoàn vận động viên tham gia Hội khỏe phù đổng tỉnh Bắc Kạn.

Đoàn đã thực hiện kiểm tra được 17 cơ sở và giám sát được 28 lượt. Qua kiểm tra, giám sát nhận thấy các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh, thực phẩm chế biến đều tươi, sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo về chất và lượng phục vụ bữa ăn cho các đại biểu và đoàn vận động viên.

Cùng với hoạt động kiểm tra, giám sát thành viên trong đoàn tích cực kết hợp tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở duy trì thực hiện tốt các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát tốt thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng đảm bảo an toàn góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong cộng đồng, giảm thiểu mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm ở địa phương.

Kết thúc Hội khỏe phù đổng không xảy ra ngộ độc thực phẩm./.

Thực hiện: Phượng Vỹ

Trung tâm Y tế thành phố

Vừa qua, Hội Bác sỹ Tình nguyện tổ chức Chương trình “Chung sức vì sức khỏe cộng đồng” khám bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi, người thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách tại 2 xã Lục Bình và xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho 2.712 lượt người.

Trong chương trình này, các bệnh nhân được tư vấn, khám tổng quát, khám Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, khám Mắt, khám Nội tổng hợp, khám sản phụ khoa và được làm các xét nghiệm, siêu âm, điện tim, chụp X-quang và cấp thuốc miễn phí.

Buổi khám bệnh miễn phí của Hội Bác sỹ tình nguyện

Đối với những trường hợp phát hiện người dân mắc bệnh lý nặng được tư vấn, hướng dẫn chuyển lên tuyến trên, sử dụng bảo hiểm y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Qua kết quả khám mô hình bệnh tật chủ yếu các bệnh phổ biến như tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm dạ dày

Hội Bác sỹ tình nguyện còn tư vấn, truyền thông về phòng chống dịch bệnh theo mùa, các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh hiệu quả; tặng quà như tặng mắt kính cận, tặng sách cho 2 trường THCS tại 2 xã, cắt tóc miễn phí cho 150 người.

Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cộng đồng, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách xã hội.

Thực hiện: TTYT huyện Bạch Thông

Thực hiện nhiệm vụ thuộc đề án 06, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tích cực tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn người dân sử dụng căn cước công dân gắp chíp để thay thẻ bảo hiểm khi đi khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.

 

Tư vấn người dân sử dụng căn cước công dân gắp chíp để thay thẻ bảo hiểm khi đi khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện từng bước đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư, xây dựng các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo việc tra cứu thông tin về BHYT qua Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân đã được tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế trong dữ liệu về CCCD.

Công dân có thể sử dụng CCCD gắn chíp đến các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc để khám, chữa bệnh. Thay vì mang thẻ bảo hiểm y tế cũng như các giấy tờ tùy thân, người dân chỉ cần sử dụng CCCD gắn chip điện tử để thực hiện khám, chữa bệnh.

Hiện nay về cơ bản, người dân ở các địa phương có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT để khám chữa bệnh BHYT.

Vì vậy, nếu đã được cấp CCCD gắn chíp, người bệnh chỉ cần mang theo CCCD và không cần đem thẻ BHYT giấy đi cùng khi đến khám, chữa bệnh mà vẫn được giải quyết hưởng quyền lợi BHYT.

Khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh xuất trình CCCD gắn chíp cho nhân viên y tế để quét mã QR code kiểm tra thông tin và làm thủ tục khám, chữa bệnh theo đúng quy trình.

Ngoài việc sử dụng CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) thay thế cho thẻ BHYT giấy khi người dân đi khám chữa bệnh.

Theo đó, những công dân đã đăng ký thành công VNeID do Bộ Công an cung cấp và tích hợp thông tin về thẻ BHYT trên đó thì có thể sử dụng ứng dụng này để làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT.

Từ tháng 3 năm 2023 đến nay, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn đã thực hiện khám BHYT bằng CCCD gắn chíp cho người bệnh với tổng số bệnh nhân đến khám là 15.024 lượt khám, số lượt khám bằng CCCD gắn chíp đã tích hợp thành công là 9.788 lượt./.

Thực hiện: Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn

Nữ viên chức, lao động Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tham gia diễu hành hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 Nữ viên chức, lao động Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tham gia diễu hành hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”

Ngày 08/3/2024, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn đã thành lập Đoàn đại biểu bao gồm các viên chức nữ tham gia hoạt động diễu hành tôn vị áo dài - di sản Văn hoá Việt Nam do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ngân Sơn tổ chức.

Đây là hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ hội áo dài năm 2024, có sự tham gia của gần 500 người thuộc các thôn khu, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Ngân Sơn.

Hoạt động nhằm tạo không khí vui tươi, sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.Đồng thời tiếp tục giới thiệu, quảng bá, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống; truyền tải thông điệp về giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của trang phục áo dài Việt Nam đến với đông đảo người dân.

Thực hiện: Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thầm với bệnh cảnh lâm sàng, người mắc chứng trầm cảm sẽ tự sản sinh ra những tư duy tiêu cực, bi quan dẫn tới những hành vi làm tổn thương cơ thể và có thể gây nguy hiểm đến những người xung quanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 5% dân số có rối loạn trầm cảm rõ rệt, là căn bệnh thứ 2 gây hại đến sức khoẻ con người chỉ sau bệnh lý tim mạch, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp hạn chế những hệ luỵ không mong muốn.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm tăng nhanh qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Các biểu hiện bệnh trầm cảm thường gặp là trạng thái buồn rầu chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, tiêu cực mặc cảm thua kém và có thể dẫn tới tự sát.

Sự việc vừa xảy ra cách đây ít ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, một bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm được người nhà đưa vào Khoa Tâm thần kinh để điều trị, đã có hành động nhảy từ ban công tầng 7 của nhà A, (BVĐK) tỉnh Bắc Kạn tử vong, mặc dù trước đó các cơ quan chuyên môn đã khuyên can, ngăn chặn.

 Bác sĩ khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn sức khoẻ bệnh nhân

Trao đổi về căn bệnh này, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đình Viện, Trưởng khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết: Bệnh trầm cảm thường có các triệu chứng về rối loạn, lo âu, suy nghĩ không thông thoát, mất hứng thú niềm vui sinh hoạt hàng ngày, khí sắc biểu lộ những cảm giác buồn vô vọng, mất ngủ thường xuyên, chán ăn, dễ cáu gắt nổi nóng vô cớ, ít chăm sóc bản thân, thường nghĩ đến cái chết, lên kế hoạch tự sát hoặc có hành vi tự sát.

Theo báo cáo của ngành Y tế, toàn tỉnh Bắc Kạn hiện269 bệnh nhân trầm cảm đang được quản lý, điều trị.Cũng theo BS.CKI Nguyễn Đình Viện, bệnh nhân sau khi nhập viện, được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, sẽ được các bác sĩ đưa ra các phương pháp và chỉ định chăm sóc điều trị:

Phải phát hiện được sớm và chẩn đoán chính xác các hình thái trầm cảm (suy nhược, lo âu, rối loạn cơ thể…)

Phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình, hay nặng).

Phải xem trầm cảm có kèm theo những rỗi loạn tâm thần khác hay không (như kèm hoang tưởng, ảo giác, kích thích vật vã…).

Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm thực tổn, trầm cảm tâm sinh.

Phải xác định sớm điều trị thuốc trầm cảm, chọn lọc đúng nhóm thuốc, liều lượng và cách sử dụng phù hợp với từng bệnh nhân.

Phải biết kết hợp với các thuốc an thần kinh khi cần thiết, tuỳ từng thể loại trầm cảm.

Sốc điện (ECT) trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát cả những trường hợp sử dụng thuốc tới liều không kết quả (kháng thuốc). Khi sử dụng thuốc trong điều trị người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn, uống của bác sĩ.

Biện pháp tâm lý: Phương pháp này được thực hiện bằng cách nói chuyện giữa bệnh nhân với bác sĩ, sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về sức khoẻ, tinh thần, hoàn cảnh của cá nhân, khơi thông cảm xúc, cũng như tăng khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng, khuyên người bệnh phục hồi chức năng tâm lí xã hội và làm những công việc nhẹ nhàng.

Trầm cảm có thể gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường, khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ trầm cảm, người nhà bệnh nhân không nên xem nhẹ hay bỏ mặc, mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn đánh giá mức độ trầm cảm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

                                                                    Hoàng Chúc - CDC

Gần 10 năm gắn bó với nghề, cũng từng ấy thời gian bác sĩ Chuyên khoa II Cao Việt Tiệp, khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn luôn tâm huyết, say mê nghiên cứu khoa học, áp dụng những kỹ thuật mới vào điều trị thành công cho nhiều ca bệnh khó. Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng người bệnh chuyển tuyến, xây dựng nền y học của tỉnh ngày càng phát triển hiện đại, chuyên sâu, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Tốt nghiệp Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, năm 2015 bác sĩ Cao Việt Tiệp về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nhận nhiệm vụ tại khoa Ngoại chấn thương. Trong quá trình công tác, bác sĩ Tiệp luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao trình độ chuyên môn, năm 2018 bác sĩ Tiệp đã quyết tâm ôn luyện, thi và tiếp tục theo học khoá đào tạo bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành Ngoại khoa tại Trường Đại học Y Hà Nội. Với sự nỗ lực học tập và rèn luyện năm 2020, bác sĩ Tiệp đã tốt nghiệp với tấm bằng khá.

Với kết quả đó, bác sĩ Tiệp trở về đơn vị, tiếp tục cùng tập thể y, bác sĩ của khoa tập trung nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng chuyên môn, chú trọng công tác khám và điều trị hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Bác sĩ Cao Việt Tiệp kiểm tra sức khoẻ bệnh nhân bị gãy xương

trước giờ phẫu thuật.

Hiểu rõ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển những kỹ thuật mới là một yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển của bệnh viện. Với trình độ chuyên môn, bác sĩ Tiệp luôn hăng say nghiên cứu và đã có nhiều sáng kiến khoa học, cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu, áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, cấp cứu kịp thời, giúp nhiều bệnh nhân không còn phải chuyển lên tuyến trên.

Bệnh nhân Bàn Thị Ân ở Xã Địa Linh, huyện Ba Bể chia sẻ: Tôi bị tai nạn gãy xương ở chân trái, trong quá trình tìm hiểu được biết ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn có bác sĩ Tiệp có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm phẫu thuật rất tốt, nên tôi đã xin chuyển xuống bệnh viện đây để được điều trị và thực hiện phẫu thuật.

Đặc biệt đầu năm 2024, bác sĩ Tiệp đã thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tuỷ Gamma cho người bệnh bị gãy liên mấu chuyển xương đùi. Đây là phương pháp phẫu thuật được triển khai lần đầu tiên ở bệnh viện tuyến tỉnh, nhờ đó mở ra nhiều cơ hội điều trị chấn thương phức tạp ngay tại địa phương.

Trao đổi với chúng tôi bác sĩ Nguyễn Đức Mạnh, đồng nghiệp với bác sĩ Tiệp chia sẻ: Bác sĩ Cao Việt Tiệp, là bác sĩ phụ trách chuyên môn của khoa, tôi đánh giá rất cao bác sĩ Tiệp luôn có có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, là một bác sĩ giỏi, vững tay nghề, tôi cũng đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật cũng như điều trị bệnh nhân tại khoa.

 

Bác sĩ Cao Việt Tiệp (người đứng bên trái) cùng đồng nghiệp đang thực hiện một ca phẫu thuật khó.

Là một bác sĩ trẻ năng động, gần 10 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Tiệp cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thực hiện thành công nhiều kỹ thuật mới như: Kỹ thuật bơm xi măng cột sống thắt lưng trong điều trị gai đốt sống; kỹ thuật vá da tự thân trong điều trị chứng sẹo bỏng; kỹ thuật đóng đinh nội tủy; kỹ thuật nối thông động tĩnh mạch làm cầu tay để chạy thận; phẫu thuật kết hợp xương không mở ổ gãy dưới màn tăng sáng... đều đạt hiệu quả tốt trong phẫu thuật và điều trị cho người bệnh.

Riêng năm 2023, bác sĩ Tiệp và đồng nghiệp đã phẫu thuật và điều trị thành công cho hơn 1.200 người bệnh, không để xảy ra sai sót trong chuyên môn. Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ CKII Cao Việt Tiệp cho biết: Có được những thành quả như ngày hôm này, phải kể đến sự động viên khích lệ rất cao của Ban giám đốc bệnh viện cũng như đồng nghiệp của khoa, ngoài phân công tôi nhiệm vụ tại khoa, tôi còn được đi học tập, tiếp thu những kiến thức, kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến Trung ương mang về để điều trị cho bệnh nhân tỉnh nhà.

Thời gian tới, bác sĩ Tiệp dự định triển khai các kỹ thuật mới đã học được từ các bệnh viện tuyến trung ương như: phẫu thuật nội soi trong điều trị tổn thương khớp gối, phẫu thuật thần kinh sọ não góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Đánh giá sự cống hiến rất lớn của bác sĩ Tiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, BS.CKII Trần Dũng Cảm cho biết: Đánh giá rất cao về bác sĩ Cao Việt Tiệp đã triển khai được nhiều ca phẫu thuật lớn, đặc biệt có một số kỹ thuật mới lần đầu tiên triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và rất thành công. Trong quá trình thực hiện chuyên môn bác sĩ Tiệp luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện y đức, luôn được người bệnh yêu mến, quý trọng.

Với khát vọng của tuổi trẻ, bác sĩ Cao Việt Tiệp quyết tâm học tập, sáng tạo, chinh phục những kỹ thuật mới, khó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, mang lại hạnh phúc cho nhân dân./.

                                                                          

Hoàng Chúc - CDC

Ngày 7/3, Công đoàn cơ sở Văn phòng Sở tổ chức toạ đàm kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đồng chí Tạc Văn Nam, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế dự toạ đàm.

 

 

Đồng chí Tạc Văn Nam tặng quà cho chị em phụ nữ Văn phòng Sở

 

Đồng chí Trần Văn Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế, đồng chí Triệu Minh Duyên, Chủ tịch Công đoàn ngành cùng dự toạ đàm.

Tại chương trình toạ đàm các đại biểu đã được ôn lại truyền thống lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đối với dân tộc Việt Nam và vai trò phụnữ Việt Nam trong các thời kỳ phát triển của đất nước

 

Ban Giám đốc Sở Y tế tặng hoa chúc mừng chị em phụ nữ

Văn phòng Sở

Chị em Phụ nữ Văn phòng Sở chia sẻ về kinh nghiệm hoànthành nhiệm vụ 2 giỏitrong điều kiện hiện nay, chia sẻ kinhnghiệm trong công tác, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội, đáp ứngnhu cầu nguyện vọng, phát huy khả năng sáng tạo của phụ nữ nhằm hoàn thànhtốt nhiệm vụ của cơ quan trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đồng chí Triệu Minh Duyên, Chủ tịch Công đoàn ngành phát biểu

 

 

 

Đồng chí Trần Văn Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế tặng quà cho nữ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thông qua chương trình toạ đàm ôn lại những truyền thống vẻvang và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đồng thời giúp nữ đoàn viên công
đoàn trong đơn vị nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ, tinh thầnđoàn kết, đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ.

 

 

 

 

 

Chị em phụ nữ Văn phòng Sở duyên dáng trong tà áo dài truyền thống

 

Cũng nhân dịp này, chị em Văn phòng Sở đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" năm 2024

Trong những năm qua, chị em công chức, người lao động cơ quan Văn phòng Sở Y tế luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực công tác, đời sống gia đình, góp phần tích cực thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan./.

Thực hiện: Văn phòng Sở

Ngày 06-07/3/2024, Trung tâm Y tế huyện Na Rì phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉn Bắc Kạn tổ chức lớp huấn luyện, cập nhật kiến thức và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho đội viên Đội PCCC cơ sở, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm Y tế huyện Na Rì.

Tại buổi tập huấn, học viên đã được thông tin những kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH; trao đổi các văn bản pháp luật về PCCC; các nguyên nhân gây ra cháy nổ; một số biện pháp phòng cháy chữa cháy; cách sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, hướng dẫn những kỹ năng, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy nổ, kỹ năng thoát hiểm, biện pháp chữa cháy, … 

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Ngoài ra, học viên còn được cung cấp những thông tin, phân tích về những vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong thời gian qua; những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy, nổ. Báo cáo viên cũng đã lồng ghép, hướng dẫn học viên tiếp cận dễ dàng với các kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH gần gũi với thực tế cuộc sống thường ngày.

Thực hành sử dụng bình chữa cháy dập tắt đám cháy

Tổ chức thực hành thao tác, cách thức sử dụng các phương tiện bình bột, bình CO2 để dập tắt đám cháy và cách thức xử lý nhanh tình huống có thể xảy ra, thực hành tình huống giả định, phản ứng nhanh phát sinh trong trong trường hợp xảy ra cháy nổ; phương pháp tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu tài sản và bảo vệ tài sản trong quá trình xảy ra cháy nổ; quy trình cứu chữa một vụ cháy để chủ động trong phòng tránh, cứu hộ, giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người và tài sản.

Qua tập huấn, các học viên được trang bị những kiến thức về PCCC&CNCH, nắm rõ ý thức trách nhiệm và những kỹ năng cơ bản trong hoạt động PCCC để mỗi khoa, phòng luôn chủ động ứng phó khi có sự cố xảy ra trong công tác PCCC, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống cháy nổ không may xảy ra tại đơn vị.

Thực hiện: CTV Trung tâm Y tế huyện Na Rì

Page 1 of 302

 

 

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế