Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Trong 2 ngày 28 – 29/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương, tổ chức lớp tập huấn chuyên môn cho nhân viên y tế thuộc dự án khoa học và công nghệ “Xây dựng mô hình sàng lọc người mang gen bệnh Thalassemia từ 17 – 25 tuổi tại tỉnh Bắc Kạn” cho 45 bác sỹ, điều dưỡng, chuyên môn của ngành y tế Bắc Kạn, dưới sự giảng dạy và tư vấn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

A 1

 

Bác sỹ CKII Nguyễn Thái Hồng – phát biểu tại lớp tập huấn

 

Tới dự và phát biểu lớp tập huấn, Bác sỹ CKII Nguyễn Thái Hồng – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cho biết bệnh tan máu bẩm sinh không phải là căn bệnh mới nhưng những ảnh hưởng và hệ luỵ rất lớn.

Tại tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia thể nặng chiếm 2,74%, đứng thứ 3 toàn quốc. Với thực trạng trên cho thấy việc phòng, chống bệnh Thalassemia hiện nay đang là rất cấp bách.

Để mục tiêu giảm số trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia, thì cần phải thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng trong việc thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm và giảm tỷ lệ người cùng mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, do đó việc phòng ngừa tiến tới đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là hết sức cần thiết.

Bác sỹ CKII Nguyễn Thái Hồng cũng mong rằng mỗi học viên sau lớp tập huấn, sẽ là những tuyên truyền viên tích cực, tư vấn gia đình, cộng đồng sàng lọc bệnh Thalassemia để sinh ra những đứa trẻ không bị bệnh.

 

A 2

 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, truyền đạt những kiến thức cơ bản tại lớp tập huấn

 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã cung cấp rất nhiều kiến thức quan trọng, hữu ích liên quan đến căn bệnh Thalassemia cho tất cả các học viên tham gia lớp học. Với mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ sinh ra mang gen bệnh, giảm gánh nặng cho xã hội, nâng cao chất lượng giống nòi, thì việc chủ động phòng bệnh Thalassemia, phòng không sinh ra những đứa trẻ bị bệnh.

Những người khoẻ mạnh được xác định mang gen Thalassemia khi kết hôn cũng cần phải xét nghiệm tiền hôn nhân và nếu hai người mang gen bệnh lấy nhau nên được tư vấn trước khi dự định có thai.

Ảnh: Các học viên có mặt đông đủ tại lớp tập huấn

Kết thúc lớp tập huấn, 45 cán bộ y tế của tỉnh, đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản, từ đó trở thành các tuyên truyền viên vận động các cặp vợ chồng trước khi kết hôn đi xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh và chẩn đoán trước sinh, nhằm kiểm soát nguồn gen bệnh.

Mong rằng, với sự góp sức của ngành y tế và sự chủ động của mỗi người dân, trong tương lai không xa, chúng ta có thể kiểm soát được nguồn bệnh Thalassemia, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng dân số của tỉnh./.

                                                                 Tin, ảnh Hoàng Chúc (CDC)

Từ ngày 14/8 – 27/9/2023, Khoa dinh dưỡng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức điều tra thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi tại 30 cụm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tại các điểm được điều tra, đánh giá bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi được tổ chức thu thập thông tin về cân nặng, chiều cao, tuổi, giới tính và các chỉ số liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ, khẩu phần ăn, phỏng vấn, tư vấn dinh dưỡng, độ bao phủ vitamin A.

1.1

 Phỏng vấn bà mẹ về thực hành dinh dưỡng và chăm sóc trẻ.

Trong đợt điều tra này toàn tỉnh có 1.530 bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tham gia vào cuộc điều tra. Để làm tốt công tác cuộc điều tra, trước đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đã tổ chức các lớp tập huấn, lập danh sách các đối tượng bà mẹ, trẻ em trong diện điều tra, đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư như cân, thước đo, bảng tra tháng tuổi.

 2.2

 

3.3

 

Cân, đo chiều cao trẻ.

Kết thúc cuộc điều tra, Trung tâm sẽ tiến hành xử lý số liệu qua phần mềm để xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi. Qua đó, đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp, phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh theo đúng mục tiêu đã đề ra và tổng hợp số liệu điều tra gửi về Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích số liệu theo quy định./.

                                                                     Tin, ảnh Hoàng Chúc (CDC)

Sáng 22/8, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản thuộc Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh, sơ sinh và tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

 

z4625428517255 5182bf315bb3 8721

Quang cảnh hội nghị

Tại Hội nghị, Thạc sĩ Đặng Thị Hải là giảng viên thuộc Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng (Tổng cục Dân số - KHHGĐ) phổ biến các văn bản của Bộ Y tế về Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; việc thực hiện Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Các đơn vị đã tập trung thảo luận, nêu những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; đề xuất giải pháp và phương hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới.

 Hội nghị được tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác tư vấn, cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh, sơ sinh và tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn trên địa bàn tỉnh./.

Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, biến thể mới EG.5 của vi rút SARS-CoV-2 (biến thể phụ của Omicron) có tỷ lệ lưu hành trên toàn cầu là 17,4% trong tuần 17-23/7/2023, tăng hơn 02 lần so với tuần từ 19-25/6/2023.

WHO cho biết, EG.5 cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn và có đặc điểm né tránh miễn dịch nhưng chưa có bằng chứng về việc biến thể gây bệnh nặng hơn. EG.5 đã được phát hiện tại ít nhất là 51 quốc gia.

Triệu chứng của EG.5 được cho là giống như các biến thể khác, gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, mất khứu giác.

 84fb641ccd3a1f64462b 2

Tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 tại Y tế cơ sở

Trước tình hình đó, để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, ngày 14/8/2023 Sở Y tế Bắc Kạn đã gửi văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2023 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... khổng để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh;

Sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; đảm bảo thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, ... phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tăng cường truyền thông, phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh vá khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch.

CDC tỉnh chủ động tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay và làm đầu mối thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình dịch về Bộ Y tế theo quy định.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân, khi biết mắc COVID-19, cần thực hiện những điều sau nhằm điều trị bệnh cũng như tránh lây bệnh cho người khác:

Tự cách ly ở nhà.

Mở cửa sổ thoáng khí, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, lưu thông không khí tốt.

Đeo khẩu trang N-95 hoặc các khẩu trang chất lượng tốt khi ở gần người khác.

Tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 và cập nhật mũi tiêm bổ sung khi cần.

Theo dõi các triệu chứng COVID-19 và gọi điện xin tư vấn bác sĩ khi cần thiết.

Uống thuốc và tuân thủ các phương pháp điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị theo triệu chứng, ví dụ như dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt, thuốc giảm đau khi bị đau đầu,...

Rửa tay thường xuyên, giữ nhà cửa sạch sẽ, khử khuẩn đồ dùng, mặt bàn,... trong nhà.

Phương Thào

Sáng ngày 31/7, Sở Y tế Bắc Kạn phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại Bắc Kạn” thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật y tế giữa Việt Nam và WHO, tài khoá 2022 – 2023.

Dự Hội thảo có, BSCKI, Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn; Tiến sĩ, bác sĩ Lại Đức Trường, đại diện WHO tại Việt Nam; Thạc sĩ, bác sĩ Trần Trung Hà, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thống, Đại học Y Dược Cần Thơ; BSCKII, Nguyễn Thái Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cùng 25 học viên là y bác sĩ của Trung tâm Y tế các huyện thành phố.

Untitled

 

BSCKI, Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn phát biểu tại hội thảo.

 

          Phát biểu tại hội thảo, BSCKI, Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn cho biết, hiện sức khoẻ tâm thần là một trong những vấn đề cần được xã hội quan tâm chăm sóc, nếu không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý người bệnh có thể tiễn triển mạn tính, bệnh thường có các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Do đó, việc đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân là một trong những vấn đề trọng tâm mà ngành y tế Bắc Kạn sẽ cố gắng tiếp tục được quan tâm trong thời gian tới.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lại Đức Trường đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, ở nước ta có trên 14% dân số mắc ít nhất 10 loại rối loạn tâm thần, có nghĩa cả nước có khoảng 14 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần, có rất nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, trầm cảm và lo âu là hai loại rối loạn tâm thần phổ biến, hiện đã có các giải pháp dự phòng và điều trị hiệu quả, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận những giải pháp này, tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở các tuyến cơ sở chưa được khắc phục.

 

Untitled1

 

Tiến sĩ, bác sĩ Lại Đức Trường, đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam truyền đạt việc tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam.

Trao đổi tại buổi Hội thảo, BSCKII, Nguyễn Thái Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện các cơ sở y tế tỉnh Bắc Kạn đang quản lý, điều trị ổn định 1.311 bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh, quản lý đạt 87,4%; duy trì quản lý điều trị 369 bệnh nhân trầm cảm, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện bệnh nhân mắc mới.

 

Untitled2

BSCKII, Nguyễn Thái Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trao đổi một số khó khăn, tồn tại, quản lý người bệnh rối loạn tâm thần ở tỉnh Bắc Kạn.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề ra mục tiêu chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần, cần có sự hỗ trợ tập huấn về chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, được trực tiếp làm chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng.

Để nâng cao hiệu quả, công tác quản lý, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, thời gian tới, Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 sẽ triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại các trạm y tế cơ sở của tỉnh Bắc Kạn, tổ chức khám, khảo sát phát hiện sớm các trường hợp và mức trầm cảm trong cộng đồng, lập hồ sơ bệnh án, hướng quản lý, điều trị, theo dõi, tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về phát hiện và phòng chống bệnh trầm cảm và các nguy cơ gây bệnh trầm cảm./.

                                                         Tin, ảnh Hoàng Chúc (CDC)

Ngày 22 tháng 7 năm 2023 Ban chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm huyện Pác Nặm tổ chức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm tập thể tại xã Giáo Hiệu huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Với tình huống giả định, Vào khoảng 6h30 phút sáng ngày 15/7/2023, tại Trạm Y tế xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, có tiếp nhận một số bệnh nhân đến khám có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn, một số có biểu hiện tiêu chảy. Qua khai thác được biết các bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện trên sau khi ăn cơm chiều ngày 14/7/2023 tại một đám cưới ở trong thôn, đến khoảng nửa đêm thì thấy đau bụng, buồn nôn, sau đó các biểu hiệu này ngày càng tăng lên, nhưng đến sáng sớm ngày 15/7/2023 mới đến TYT xã để khám. Cũng theo thông tin của người nhà bệnh nhân thì trong thôn còn có rất nhiều người bị như vậy. Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm ở xã Giáo Hiệu. Sự việc xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe ở nhiều người trong thôn, chắc chắn sẽ gây ra tâm lý lo lắng hoang mang ảnh hưởng đến đời sống, phong tục tập quán ở địa phương…. Trước tình huống giả định xảy ra vụ NĐTP tập thể, Trạm Y tế xã, lãnh đạo chính quyền địa phương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng nhau vào cuộc.

 

bk 2645223

Lấy mẫu bệnh phẩm và điều tra nguyên nhân gây ngộ độc

 

Kịch bản diễn tập mô phỏng toàn bộ quy trình xử lý vụ ngộ độc thực phẩm đông người, trong đó có nhiệm vụ phối hợp chỉ đạo, các nhiệm vụ chuyên môn về Y tế, từ tiếp nhận thông tin, báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm; đáp ứng của TTYT huyện; thực hành khám, phân loại, điều trị, cấp cứu và chuyển tuyến bệnh nhân nặng; điều tra tìm nguyên nhân ngộ độc thực phẩm; xử lý vệ sinh, tẩy uế môi trường; họp báo cáo kết quả, phân tích, đánh giá sơ bộ, rút kinh nghiệm vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc tại khu thu dung điều trị dã chiến; họp Ban chỉ đạo ATTP huyện tổng kết vụ ngộ độc thực phẩm v.v. Một số cảnh được diễn trực tiếp và một số cảnh được quay clip dựng sẵn, trình chiếu trong buổi diễn tập.

 

bk2 9370661

Diễn tập chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên điều trị cấp cứu

 

Buổi diễn tập đã thành công tốt đẹp, đạt được những mục tiêu đề ra (đạt tổng số điểm: 95/100 điểm). Thông qua diễn tập đã giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các ban ngành liên quan để đáp ứng kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; nâng cao khả năng đáp ứng của cán bộ y tế trong thu dung, cấp cứu bệnh nhân đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong tổ chức bữa cỗ đông người.

Dự kiến trong những năm tiếp theo, mỗi năm Sở Y tế sẽ giao nhiệm vụ cho 02 đơn vị cấp huyện tổ chức diễn tập để mô hình hóa thành quy trình xử lý bài bản, hiệu quả khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể đông người mắc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Theo https://vfa.gov.vn/

 

 

 

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang