Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Ngày 28/02/2023, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế ban hành các công văn:

- Công văn số 1810, 1811, 1812, 1813/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm. Theo đó, đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 33 sản phẩm mỹ phẩm (danh mục sản phẩm theo bản điện tử gửi kèm). Lý do đình chỉ lưu hành, thu hồi: sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại cơ sở không đáp ứng các điều kiện về nhân sự, nhà xưởng sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng theo quy định Nghị định 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

- Công văn số 1815/QLD-MP ngày 28/02/2023 về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó, đình chỉ lưu hành trên toàn quốc sản phẩm Serum thâm X2 – Nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics (Nhãn sản phẩm ghi thông tin: Đơn vị phân phối ra thị trường: Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi, tầng 7 số 68 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội). Lý do đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm: Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm chứa Hydroquinone là chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT và Phụ lục II, Hiệp định mỹ phẩm ASEAN (Số tham chiếu 1339). Tính năng, công dụng và thành phần công thức sản phẩm kê khai tại Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm không thống nhất với tính năng, công dụng và thành phần công thức ghi trên nhãn sản phẩm. Nhãn sản phẩm không ghi tên nước sản xuất theo quy định.

Sở Y tế chuyển các văn bản nêu trên của Cục Quản lý Dược và đề nghị Văn phòng HĐND và UBND các huyện, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng và tiến hành thu hồi lô sản phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

Ngày 24/02/2023, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế ban hành Văn bản số 1729/QLD-CL về việc Thông báo thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, theo đó phát hiện một số lô thuốc giả, nghi ngờ thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ có thông tin ghi trên nhãn (hình ảnh kèm theo) như sau:

- Nexium 40mg, Enterik Kapli Pellet Tablet, AstraZeneca, (01) 08699786040045, (21) 3500000157639358; (17) SKT: 09.2024; (10) Parti no: 22B264, trong mỗi hộp có 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.

- Nexium 40mg, Enterik Kapli Pellet Tablet, AstraZeneca, Số lô: 21H979, trong mỗi hộp có 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên (hình ảnh giống với hình ảnh của lô Parti no: 22B264 nêu trên).

- Tetracyclin Tw3 250mg, SĐK: VD-28109-17, Số lô SX: 0321, NSX: 02/02/2021, HD: 02/02/2024, Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương 3, quy cách hộp 400 viên nén.

- Clorocid Tw3 250mg, SĐK: VD-25305-16, Số lô SX: 0321, NSX: 07/07/2021, HD: 07/07/2024, Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương 3, quy cách hộp 400 viên nén. Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3 thông báo tới Cục Quản lý Dược từ 16/09/2019 đến 29/6/2022 (thời điểm Công ty thông báo), Công ty không tiến hành sản xuất lô thuốc nào đối với Clorocid Tw3, SĐK: VD-25305-16.

- TobraDex, hộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 5ml, số lô: 22C10HB, ngày hết hạn/EXP: 10/03/2024, ngày sản xuất/ MFD: 10/03/2022.

- Tecentriq 1200mg/20ml (atezolizumab), số lô B0033B03, HSD: 02/09/24, code 10001437939658.

- Diamicron MR 30mg, số lô: 695986, HSD: 09/2024.

- Coveram 5mg/5mg, số lô: 2170310010, HSD: 11/2024.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế có ý kiến như sau:

1. Đề nghị Văn phòng HĐND và UBND các huyện, thành phố:

- Thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không kinh doanh, phân phối và sử dụng các sản phẩm được liệt kê có các đặc điểm để phân biệt nêu trên, báo cáo cơ quan chức năng nếu phát hiện lô thuốc trên.

- Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn, tập trung việc kiểm tra đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên.

- Tiếp nhận và xác minh thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên nếu phát hiện trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả về Sở Y tế.

2. Yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc rà soát danh mục thuốc đang sử dụng tại đơn vị, đối chiếu với các sản phẩm được liệt kê có các đặc điểm để phân biệt nêu trên, nếu phát hiện thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc báo cáo Sở Y tế để xử lý theo quy định.

3. Giao Thanh tra Sở phối hợp với các phòng chức năng và các đơn vị có liên quan: tiếp nhận thông tin, xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên nếu phát hiện trên địa bàn. Khẩn trương tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc đối với các cơ sở kinh doanh, sử dụng các thuốc nêu trên; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4. Trang Thông tin điện tử thực hiện đăng tải thông báo này (kèm hình ảnh) trên Trang Thông tin điện tử Sở Y tế.

Với nội dung trên, Sở Y tế đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện./.

 

 

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang