Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Ngày 22/8/2017, Trung tâm Y tế huyện Ba Bể đã tổ chức hội thi “Y tế xã, thôn bản giỏi” lần thứ nhất năm 2017. Đến dự và chỉ đạo có TTƯT. BsCKII. Tạc Văn Nam (Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi).

Hiện nay tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn cả nước đang diễn biết hết sức phức tạp. Để chủ động phòng chống bệnh SXH xâm nhập vào tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi có các khuyến nghị sau:

1. Đối với người dân Bắc Kạn đang học tập, công tác, đi lại làm ăn tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố đang có dịch SXH cần lưu ý:

1.1. Nắm được thời kỳ ủ bệnh của SXH (3-14 ngày) và các dấu hiệu của bệnh như sau:

- Đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXH trong vòng 14 ngày.

-Trong thời gian 14 ngày trên có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính(*), chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Nặng hơn là xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.

+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

+ Da xung huyết, phát ban.

+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

+ Vật vã, li bì.

+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

Muỗi vằn truyền bệnh SXH - Các chấm xuất huyết dưới da điển hình do mắc SXH

1.2. Chủ động các biện pháp phòng muỗi đốt và vệ sinh môi trường:  Cần đặc biệt lưu ý là  thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài. Tích cực tham gia vệ sinh môi trường tại nơi mình sinh sống,  tạm trú như loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy.

1.3. Khi bị sốt: Cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

2. Đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2.3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.

Mỗi gia đình tự loại bỏ lăng quăng/bọ gậy

2.4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

2.5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất nếu có dịch SXH xảy ra.

2.6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

                                                                                                                                       BS. Nguyễn Thái Hồng

Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Kạn

*Nghiệm pháp dây thắt:

- Mục đích: Đánh giá sức bền thành mạch (chủ yếu thành mao mạch).

- Nguyên lý: Làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch làm tăng áp lực mao mạch bằng cách cản trở tuần hoàn về tim và thay đổi áp lực một cách đột ngột, nếu thành mạch kém bền vững thì hồng cầu  sẽ bị đẩy ra khỏi thành mạch gây nên xuất huyết dưới da với hình thái những nốt nhỏ .

- Phương pháp tiến hành: Dùng huyết áp kế đặt trên cánh tay với áp lực trung bình (huyết áp tối đa + huyết áp tối thiểu) chia đôi, duy trì áp lực này trong 10 phút sau đó tháo hơi nhanh và bỏ huyết áp kế ra, quan sát cánh tay và cẳng tay phần dưới dây thắt.

- Đánh giá kết quả: nếu xuất hiện một số nốt xuất huyết mới phần dưới dây là nghiệm pháp (dương tính) và tùy số lượng các nốt xuất huyết (và cả thời gian xuất hiện cũng như vị trí nốt xuất huyết) mà người ta đánh giá (dương tính +),  dương tính(++) hoặc dương tính (+++). 

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tháng 8 17

Nhiệt độ ấm ngay từ đầu năm, mùa mưa đến sớm tạo thuận lợi cho muỗi phát triển, do có sẵn mầm bệnh Sốt xuất huyết từ trước, nên tình hình mắc sốt xuất huyết bùng phát mạnh.

Theo số liệu Cục Y tế dự phòng cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Trong đó, số trường hợp nhập viện là 69.085 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 05 trường hợp. Riêng khu vực Miền Bắc ghi nhận 12.210 trường hợp tử vong 03 trường hợp, tại Hà Nội, tính đến ngày 9/8, toàn thành phố đã ghi nhận 13.982 mắc. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận/huyện, 91% số xã, phường và 1.538 ổ dịch.

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay ghi nhận 07 trường hợp mắc sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. Tại thành phố Bắc Kạn 04 trường hợp, các huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Na Rỳ mỗi huyện 01 trường hợp, đặc biệt từ ngày 08 đến 10 tháng 8 ghi nhận 03 trường hợp mắc sốt xuất huyết vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, các trường hợp mắc sốt xuất huyết trên đều là những trường hợp đi công tác học tập và giao lưu và bị nhiễm tại Hà Nội.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay cùng với sự giao lưu, đi lại của người dân giữa các tỉnh có ổ dịch về mang theo mầm bệnh, cùng với đó với thời tiết mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi phát triển, do vậy nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Ảnh. Vòng đời của muỗi vằn

Vòng đời muỗi vằn qua  4 giai đoạn:

Muỗi cái đẻ trứng dưới nước

- Giai đoạn Trứng:  2-3 ngày

- Giai đoạn Trứng nở thành bọ gậy: 6-8 ngày

- Giai đoạn Bọ gậy nỡ thành Quăng: 2-3 ngày

- Giai đoạn Quăng lột xác -> muỗi trưởng thành: 2-3 ngày

Khoảng thời gian hoàn thành vòng đời: 12-14 ngày (nhiệt độ 250c đến 300c)

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có những đặc điểm là muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Bệnh số xuất huyết rất nguy hiện, hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt, sôt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch  được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau. 

Khi mắc sốt xuất huyết ở thể bệnh nhẹ, người bệnh thường sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Khi mắc sốt xuất huyết ở thể bệnh nặng, người bệnh có các biểu biện như thể bệnh nhẹ và kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu. Đó là, dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Cấm dùng aspirin, analgin, Ibuprofen để điều trị hạ sốt, vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng ; Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, vại, bể…) hàng tuần.

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến ; Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Để phòng chống muỗi đốt cần thực hiện các biện pháp: Mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... ;dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Đặc biệt, cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Mọi người dân hãy tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

BS Mai Thị Thúy

TTYTDP Bắc Kạn

Ngày 10/8/2017, Đảng bộ Sở Y tế Bắc Kạn tổ chức học tập nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII tới toàn thể đảng viên, công nhân viên chức, người lao động trong toàn Đảng bộ.

Thực hiện Kế hoạch của liên ngành Sở Y tế, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, ngày 9 và 10 tháng 8, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tổ chức truyền thông chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế tại xã Rã Bản huyện Chợ Đồn.

Ngày 01 và 02/08/2017, Đại hội đại biểu Hội Điều dưỡng tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022 được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Đình Học (Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế); Nguyễn Quang Khôi (Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); Hoàng Ngọc Đường (Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học tỉnh).

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang