Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị và tạo quyền chủ động cho công chức, người lao độngtrong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu tài chính được giao tự chủ trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước; cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm soát theo quy định.
3. Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho công chức, người lao độngtrong đơn vị.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy chế này điều chỉnh đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao thực hiện chếđộ tự chủ và nguồn kinh phí chi không thường xuyên hàng năm cho cơ quanVăn phòng Sở Y tế (bao gồm các khoản phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
Công chức, người lao độngvà viên chức trưng tập, cán bộ chuyên trách công đoàn ngành, công tác tại cơ quan Văn phòng Sở Y tế.
(Riêng đối tượng viên chức trưng tập, cán bộ công đoàn ngành không được chi thêm giờ và chi thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tự chủ).
Điều 3. Các Căn cứ xây dựng quy chế
2. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí tự chủ được giao và sử dụng tài sản công của cơ quan Văn phòng Sở Y tế những năm gần đây.
3. Dự toán chi ngân sách năm được giao tự chủ cho cơ quan Văn phòng Sở Y tế.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Các khoản chi ngân sách nhà nước giao tự chủ và phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
3. Việc chi tiêu phải có trong đề xuất và kế hoạch, được kiểm tra, kiểm soát trước trong quá trình thanh toán. Mọi khoản chi tiêu phải có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
5. Cá nhân trực tiếp đề nghị thanh toán phải chịu trách nhiệm về sự rõ ràng, chính xác, trung thực, đầy đủ của các khoản chi tiêu, yếu tố ghi trên chứng từ, nếu vi phạm xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công chức, người lao động, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn, công chức, người lao độngtrong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Thanh toán công tác phí
Căn cứThông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định định mức chi công tác phí, hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức hội, đơn vị lực lượng vũ trang có sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Kạn, thống nhất quy định như sau:
1. Vé máy bay, vé tàu xe đi và phương tiện đi công tác
a) Quy định đi công tác trong nước bằng máy bay gồm: Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao, thủ trưởng cơ quan xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
b) Tự túc phương tiện:
+ Đối tượng công chức và người lao động (không đủ điều kiện sử dụng xe ô tô công) được cử đi công tác tự túc phương tiện, kinh phí đi lại được thanh toán theo vé tàu xe thực tế hoặc theo giá cước do UBND tỉnh quy định ở thời điểm hiện hành. Nếu đi công tác bằng xe máy phải có nhật trình công tác, bảng kê tiêu thụ xăng xe, số km và được thanh toán 03 lít xăng cho 100 km thực đi, chỉ được thanh toán đối với nơi đến công tác cách xa trung tâm tỉnh từ 15 km trở lên (có hóa đơn, chứng từ hợp lệ kèm theo).
+ Thanh toán theo giá niêm yết trên vé của phương tiện giao thông công cộng sử dụng cho chuyến công tác.
+ Vé xe ôm, vé xe taxi: Được thanh toán từ sân bay, bến xe đến địa điểm tổ chức hội nghị và được hỗ trợ 2 chiều đi và về không quá 200.000 đồng (có bảng kê, chứng từ, biên nhận kèm theo).
2. Phụ cấp lưu trú: Thực hiện khoán theo định mức:
a) Đi và về trong ngày (trong và ngoài tỉnh): 100.000 đồng/ngày.
b) Đi có nghỉ lưu trú trong tỉnh: 100.000 đồng/ngày.
c) Đi có nghỉ lưu trú ngoài tỉnh: 150.000 đồng/ngày.
3. Khoán thuê phòng nghỉ và công tác phí khoán
3.1. Khoán thuê phòng nghỉ
a) Khoán thuê phòng nghỉ đi công tác ở các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng; Cần Thơ, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh): 400.000 đồng/người/đêm.
b) Khoán thuê phòng nghỉ đi công tác ngoại tỉnh thuộc các tỉnh thành còn lại: 300.000 đòng/người/đêm.
c) Khoán thuê phòng nghỉ đi công tác tại các huyện trong tỉnh Bắc Kạn: 150.000 đồng/người/đêm.
d) Chứng từ làm căn cứ thanh toán gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan đơn vị duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi công chức, người lao độngđến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
3.2. Công tác phí khoán
a) Đối tượng: Ban giám đốc, Văn thư, Kế toán giao dịch thuộc Văn phòng Sở Y tế.
b) Định mức khoán:
- Ban Giám đốc: 500.000 đồng/người/tháng.
- Văn thư, kế toán: 300.000 đồng/người/tháng.
4. Một số quy định bắt buộc
a) Đi công tác trong, ngoài tỉnh Bắc Kạn và các lớp tập huấn: Sau đợt tập huấn và đi công tác về chậm nhất 07 ngày làm việc phải tổng hợp chứng từ đề nghị thanh toán nộp cho kế toán thanh toán. Riêng tháng 12 nộp chậm nhất là ngày 31/12). Nếu có từ 2 người trở lên thì cử 01 người làm đầu mối tổng hợp chứng từ đề nghị thanh toán.
b) Phương thức thanh toán: Được tạm ứng trước số tiền đi công tác, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản từng cá nhân trong đợt công tác.
c) Thời hạn thanh toán: Trong tháng nhận được chứng từ, bộ phận kế toán tổng hợp và thanh toán trong 05 ngày đầu làm việc của tháng tiếp theo.
Nếu quá thời gian quy định nêu trên mà không có lý do chính đáng thì sẽ không được thanh toán.
Chứng từ nộp cho bộ phận kế toán phải vào sổ giao nhận chứng từ có xác nhận bên giao, bên nhận.
Điều 6. Chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách
1. Chế độ tổ chức Hội thảo, Hội nghị tập huấn; chế độ hoạt động truyền thông
Áp dụng theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định định mức chi công tác phí, hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức hội, đơn vị lực lượng vũ trang có sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Kạn và các quy định hiện hành.
2. Tiếp khách
Thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ tài chính, Quy định chế độ chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước; Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định mức chi tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước có sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Kạn.
a) Khách đến làm việc trực tiếp với bộ phận nào thì bộ phận đó chủ động đề xuất tiếp khách, nếu được ban Giám đốc đồng ý thì chuyển cho Văn phòng đặt cơm tiếp khách. Riêng khách đến làm việc với Ban Giám đốc thì Văn phòng đề xuất. Số lượng khách và ngày tiếp khách theo phê duyệt của Ban Giám đốc. Mức chi tối đa là: 250.000đồng/suất. Sau đợt tiếp khách không quá 05 ngày làm việc phải hoàn tất giấy đề nghị thanh toán nộp cho kế toán thanh toán. Nếu quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì cơ quan không thanh toán.
b) Quy định về chứng từ thanh toán: Phải có hoá đơn hợp lệ, kèm theo giấy đề xuất phản ánh rõ đối tượng khách, số lượng người tham dự và đúng định mức đã nêu trên.
Điều 7. Quản lý, sử dụng xe ô tô công phục vụ công tác chung:
Căn cứ thực hiện: Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
b) Trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác cần bố trí xe ô tô cho các đối tượng không thuộc quy định tại điểm aĐiều này đi công tác thì Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định. Cụ thể như sau:
- Số lượng công chức, cán sự được cử đi công tác từ 03 người trở lên, nếu không bố trí được xe ô tô cơ quan thì Bộ phận Văn phòng đề xuất trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định thuê xe ô tô cho đoàn đi công tác.
- Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định.
a) Khi cần sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng cần thiết để đảm bảo cho xe lưu hành, lái xe phải có trách nhiệm báo cáo Chánh văn phòng; sau đó đề xuất xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định;
b) Trường hợp trên đường đưa lãnh đạo Sở đi công tác mà xe bị hư hỏng thì việc sửa chữa và thay thế phụ tùng do lãnh Thủ trưởng cơ quan quyết định;
c) Trường hợp trên đường đi công tác xe bị hư hỏng mà chỉ có các chuyên viên, lãnh đạo các Phòng chuyên môn được lãnh đạo cử đi công tác thì lái xe báo cáo Trưởng đoàn đi công tác về tình trạng hư hỏng của xe, sau đó Trưởng đoàn có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết địnhviệc sửa chữa, thay thế;
TT | Nội dung bảo dưỡng | Định mức | Ghi chú |
1 | Thay dầu máy |
4.000 km(chạy xăng) 3.000 km (chạy dầu Diesel) |
|
2 |
Thay lốp xe - Lốp nguyên theo xe - Lốp theo xe |
50.000 km 40.000 km |
|
3 | Thay nước làm mát | 50.000 km | |
4 | Thay dầu hộp số tay | 50.000 km | |
6 | Thay dầu côn, phanh | 50.000 km | |
7 |
Định mức tiêu hao nhiên liệu: - Xe 97A-00405 - Xe 97A-00472 |
Giao Bộ phận Văn phòng có trách nhiệm tính Định mức Theo Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 |
Bộ phận Văn phòng xuất lệnh điều xe ô tô cơ quan |
d) Xe ô tô phục vụ công tác thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thông qua lệnh điều xe được Chánh văn phòng ký duyệt. Không sử dụng xe ô tô vào việc riêng. Giao cho bộ phận Văn phòng cấp phát xăng dầu phục vụ cho đi công tác qua lệnh điều xe để nhận tại cửa hàng xăng, hết tháng đối chiếu với cửa hàng để ghi hóa đơn (HĐ) theo nội dung sử dụng của từng hoạt động, riêng tháng 12 sẽ đối chiếu ghi HĐ vào ngày 25-27. Sau khi có hóa đơn, công văn, giấy mời hay kế hoạch kèm theo là lệnh điều xe, bộ phận Văn phòng làm giấy đề nghị thanh toán theo từng nội dung công tác;
e) Khoán rửa xe ô tô phục vụ công tác tối đa300.000 đồng/xe/tháng (Có hóa đơn, chứng từ hợp lệ).
Điều 8. Quản lý và sử dụng văn phòng phẩm, chè uống
1. Giấy in, giấy vệ sinh, chè nước phục vụ chung cho cơ quan sử dụng theo nhu cầu thực tế sử dụng trong tháng, quý. Giao bộ phận Văn phòng thực hiện mua sắm, cấp phát, theo dõi. Việc mua sắm tuân thủ theo quy định hiện hành.
2. Khoán văn phòng phẩm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn tại các phòng.
a) Mức khoán cho cá nhân (Bút viết, kẹp, ghim...: 300.000 đồng/người/năm.
b) Hình thức thanh toán: Khoán không hóa đơn, có bảng kê các cá nhân, các phòng chức năng kèm theo.
Điều 9. Sử dụng điện thoại, điện, nước sinh hoạt
1. Sử dụng điện thoại cố định: Thực hiện thanh toán theo hóa thực tế hàng tháng. Giao Bộ phận Văn phòng tổng hợp đề nghị thanh toán.
2. Chế độ trang bị và thanh toán cước sử dụng điện thoại di động, điện thoại cố định tại nhà riêng
Áp dụng Quyết định 17/VBHN-BTC ngày 14/3/2019 của Bộ Tài chính ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội. Khoán điện thoại đối với chức danh Giám đốc sở. Mức khoán như sau:
- Điện thoại di động 250.000 đồng/tháng
- Điện thoại cố định: 100.000 đồng/tháng
Tổng cộng: 350.000 đồng/tháng
3. Sử dụng điện, nước sinh hoạt
Việc sử dụng điện, nước sinh hoạt phải thực sự tiết kiệm. Khi ra khỏi phòng đề nghị phải được tắt tất cả các thiết bị như máy tính, đèn chiếu sáng, quạt, phích đun nước.
Điều 10. Chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.
Điều 11. Làm thêm giờ, ngoài giờ
1. Đối tượng: Là công chức, người lao độngtrong biên chế của Văn phòng Sở Y tế.
2. Điều kiện được thanh toán tiền thêm giờ
a) Có đề xuất và được Thủ trưởng cơ quanphê duyệt;
b) Có tên trong danh sách trực ngày lễ, ngày tết (Trực ngày lễ, tết chỉ được hưởng số tiền thêm giờ là 50%).
3. Thủ tục thanh toán gồm
Giấy đề xuất làm thêm giờ, Giấy báo làm thêm giờ, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
4. Thanh toán tiền trực điện thoại đường dây nóng
Thanh toán tiền thêm giờ cho công chức quản lý điện thoại trực đường dây nóng ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhận và ngày lễ, tết không quá 300.000đ/tháng.
Điều 12. Chế độ nghỉ phép năm
Thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài chính, Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động Hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Điều 13. Chế độ thai sản: Thực hiện theo Văn bản hiện hành.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC
Điều 15. Nguồn kinh phí tiết kiệm được trong năm
Kết thúc năm ngân sách sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí kinh phí quản lý hành chính được giao thực hiện tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là khoản kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Điều 16. Sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được trong năm
a) Nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm
Tại Điều 3, điểm b khoản 8, Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014, quy định trả thu nhập tăng thêm: Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng công chức và người lao động theo nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm phải gắn với kết quả, hiệu quả công việc của từng người hoặc từng bộ phận. Người nào, bộ phận nào có thành tích để đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chi thu nhập tăng thêm cào bằng hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
b)Hệ số chi trả thu nhập tăng thêm:
- Giám đốc: 1,5
- Phó Giám đốc: 1,4
- Trưởng phòng: 1,3
- Phó trưởng phòng: 1,2
- Công chức: 1,1
- Người lao động: 1,0.
2. Nguồn kinh phí tiết kiệm được
a) Nguồn thu phí, lệ phí: Sau khi trích nộp NSNN theo quy định và chi phục vụ hoạt động thu phí, số kinh phí còn lại đơn vị được trích lập như sau:
- Trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định: 40%.
- Số kinh phí còn lại (được tính là 100%) được trích lập như sau:
+ Chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho công chức, người lao động: 80%
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể trong đơn vị: 20%
b) Nguồn ngân sách nhà nước
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: 30%
- Chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho công chức, người lao động: 70%
3. Mức chi phúc lợi tập thể (Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày Thương binh liệt sỹ, ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, kỷ niệm ngày thành lập các cơ quan, đơn vị..) Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp đồng phục, trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; Chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan, xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi). Mức chi cụ thể như sau:
a) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp hiếu (bao gồm cả tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con của công chức, người lao động theo Nghị định số 161/2018 và công chức, người lao động (đã nghỉ chế độ tại Văn phòng Sở) và việc hỷđối với công chức, người lao động: 1.000.000 đồng/1lần.
b) Chi ngày lễ, ngày tết: Tối đa 500.000 đồng/người/ngày cho những ngày 27/2; 30/4; 01/5; 2/9, tết dương lịch...(Riêng ngày 30/4, 01/5 chỉ tính 01 ngày). Căn cứ vào số kinh phí tiết kiệm được trong năm, kế toán báo cáo thủ trưởng cơ quan quyết định chi cho phù hợp.
c) Hỗ trợ chi khám sức khỏe định kỳ cho công chức và người lao động không quá 500.000đ/người/năm.
c) Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể (hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên, phong trào thi đua khen thưởng,..): Mức hỗ trợ theo thực tế đã chi và do thủ trưởng cơ quanquyết định.
d) Chi hỗ trợ Ban giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan Văn phòng Sở Y tế vào dịp tết nguyên đán, mức chi tối đa là 800.000 đồng/người.
Ghi chú: Mức chi nêu trên không được chi vượt quá 30% mức chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể.
4. Chi khen thưởng
Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng. Các đối tượng được khen thưởng do thủ trưởng cơ quan Văn phòng Sở phối hợp với BCH công đoàn cơ sở quyết định mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/1lần.
5. Tiêu chí chung để bình xét công A, B, C, Cụ thể như sau:
* Tiêu chí chung để bình xét công A, B, C như sau:
Hàng tháng Các phòng chức năng chịu trách nhiệm tổ chức bình xét, phân loại công A, B,C như sau:
a) Cá nhân đạt mức công A:
- Nghỉ phép, ốm, việc riêng theo chế độ từ 01 ngày đến 03 ngày/tháng, hoàn thành tốt công việc được giao, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Được hưởng hệ số tăng thêm bằng 100% (Hệ số được hưởng theo quy chế chi tiêu /nội bộ)
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan như: đi họp đúng giờ, chấp hành chế độ báo cáo đúng kỳ hạn, góp ý các nội dung văn bản theo đúng yêu cầu, các phòng chức năng khi có yêu cầu đảm bảo chất lượng hiệu quả....
b) Cá nhân đạt mức công B:
- Nghỉ trên 03 ngày đến 06 ngày/tháng, hoàn thành tốt công việc được giao, đúng tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Được hưởng hệ số tăng thêm bằng 70% (Hệ số được hưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ).
- Chấp hành chưa tốt nội quy, quy chế của cơ quan như: đi họp muộn, không chấp hành chế độ báo cáo đúng kỳ hạn, không đóng góp ý kiến các nội dung văn bản theo đúng yêu cầu, các phòng chức năng khi có yêu cầu chưa đảm bảo chất lượng hiệu quả,..
c) Cá nhân đạt mức công C:
- Nghỉ trên 06 ngày đến 09 ngày/tháng, đi họp muộn, chậm tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Được hưởng hệ số tăng thêm bằng 50% (Hệ số được hưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ).
d) Những trường hợp không được xét phân loại kết quả lao động gồm:
+ Cá nhân nghỉ trên 09 ngày/tháng trở lên.
+ Vi phạm pháp luật;
+ Có đơn thư hoặc phản ánh về tinh thần thái độ (Có xác minh, kết luận);
+ Có vi phạm hoặc phát ngôn sai sự thật, tinh thần phối hợp chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan và cán bộ công chức trong cơ quan;
+ Nghỉ thai sản, ốm đau theo chế độ.
+ Công chức mới tuyển dụng trong thời gian thời gian thử việc (tập sự), công chức trong thời gian đang thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, hợp đồng lao động dưới 01 năm.
+ Những trường hợp đặc biệt ngoài những quy định về phân loại lao động trên đây sẽ do Hội đồng thi đua khen thưởng của Văn phòng xem xét quyết định. * Lưu ý khi phân loại:
Những trường hợp được tính như đi làm: Nghỉ bù, đi công tác, đi họp, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ.
* Thời gian xét công A, B, C:Vào ngày cuối cùng hằng tháng, Trưởng các phòng chức năngtổ chức họp xét và gửi kết quả kèm Biên bản họp cho Thư ký Thi đua khen thưởng của Văn phòng Sở Y tế chậm nhất vào ngày 05 của tháng sau để tổng hợp trình Hội đồng thi đua khen thưởng của Văn phòng Sở Y tế, Trưởng các phòng chức năngchịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế về kết quả đánh giámức hoàn thành công việc công chức, người lao động do phòng quản lý.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan Văn phòng Sở có trách nhiệm chỉ đạo Ban Thanh tra Nhân dân giám sát việc thực hiện quy chế này. Nếu phát hiện thiếu sót thì Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Điều 18. Phòng Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Sở và Thủ trưởng các phòng có liên quan có trách nhiệm theo dõi triển khai thực hiện quy chế này, tổng hợp những vướng mắc phát sinh báo cáo lãnh đạo Sở giải quyết kịp thời.
Điều 19. Quy chế này đã được thông qua hội nghị cán bộ công chức cơ quan Văn phòng Sở Y tế ngày 02/01/2024 và thống nhất 100%. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh những vấn đề chưa phù hợp, các phòng tham gia ý kiến (bằng văn bản) gửi về phòng Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp trình lãnh đạo Sở xem xét, sửa đổi, bổ sung và thông qua toàn thể công chức người lao động Văn phòng Sở Y tế.
Điều 20: Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024 và có sự điều chỉnh khi có văn bản mới sửa đổi, thay thế (nếu có).
Điều 21: Những nội dung không quy định trong quy chế này được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Văn phòng Sở Y tế bao gồm: dân chủ trong nội bộ cơ quan; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
a) Dân chủ trong nội bộ cơ quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và của công chức trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan; những việc phải công khai để công chức, người lao động biết; những việc công chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc công chức, người lao động giám sát, kiểm tra;
b) Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan tổ chức có liên quan bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và của công chức, người lao động trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với đơn vị cấp dưới.
2. Quy chế này áp dụng đối với công chức, người lao động làm việc tại cơ quan Văn phòng Sở Y tế.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
1. Phát huy quyền làm chủ của công chức, người lao động và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức, người lao động là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
3. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Điều 3. Yêu cầu của việc thực hiện dân chủ trong cơ quan
1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan; chấp hành nguyên tắc tập chung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan và các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan.
2. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chức, người lao động và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
Chương II
DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN
Điều 4. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan
1. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động.
2. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan. Cuối năm, người đứng đầu cơ quan phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan tại Nghị quyết hội nghị công chức, người lao động quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP.
3. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; theo Quy chế đánh giá và xếp loại chất lượng công chức, viên chức người lao động ngành y tế và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của công chức, người lao động. Khi công chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
5. Thông báo công khai để công chức, người lao động biết những việc được quy định tại Điều 6 Quy chế này.
6. Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan quy định tại Điều 46, 47, 48 Mục 1 Chương III Luật thực hiện dân chủ cơ sở, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
9. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công chức, người lao động và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
10. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và người có hành vi trả thù, trù dập công chức, người lao động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của công chức, người lao động
1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người phụ trách trực tiếp và trước người đứng đầu trong cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ của mình. Trong khi thi hành công vụ công chức, người lao động được trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, có giải pháp sửa chữa khuyết điểm; thẳng thắn đóng góp ý kiến để xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh.
4. Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan khi được yêu cầu.
5. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan.
Điều 6. Những việc phải công khai
1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị;
2. Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan, đơn vị;
3. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);
4. Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
5. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, đơn vị, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công;
6. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị;
7. Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;
8. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nội bộ cơ quan, đơn vị;
9. Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị;
10. Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 53 của Luật thựchiện dân chủ cơ sở;
11. Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan;
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan.
Điều 7. Hình thức và thời điểm công khai
1. Hình thức công khai thông tin
a) Niêm yết thông tin;
b) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử Sở Y tế;
c) Thông báo tại hội nghị công chức, người lao động của cơ quan;
d) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể công chức người lao động tại cơ quan;
đ) Thông qua Lãnh đạo phòng để thông báo đến công chức người lao động;
e) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan để thông báo đến công chức, người lao động tại cơ quan;
g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm công khai
a) Thời hạn công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
b) Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử Sở Y tế ít nhất 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin; trừ trường pháp luật có quy định khác
c) Trường hợp công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan, bộ phận có liên quan niêm yết ít nhất 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết; trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể công chức, người lao động tại cơ quan hoặc pháp luật có quy định khác
d) Ngoài việc công khai bằng các hình thức trên, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung cần công khai, Thủ trưởng cơ quan có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai khác phù hợp với điều kiện thưc tế của cơ quan bảo đảm công chức, người lao động tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.
đ) Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của công chức, người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thẻ tiếp cận được
e) Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.
Điều 8. Những nội dung, hình thức công chức, người lao động bàn và quyết định
1. Những nội dung công chức, người lao động bàn và quyết định
a) Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan
b) Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của công chức, người lao động tại cơ quan ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
c) Nội dung nghị quyết hội nghị công chức, người lao động.
d) Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
2. Hình thức công chức, người lao động bàn và quyết định
Công chức, người lao động tại cơ quan bàn và quyết định các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này tại hội nghị công chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn, người đứng đầu cơ quan hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.
Điều 9. Những nội dung công chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định
1. Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của công chức, người lao động.
8. Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
9. Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).
10. Các dự thảo nội quy, quy chế khác của cơ quan, đơn vị.
11. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
9. Hình thức tham gia ý kiến.
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với thủ trưởng cơ quan hoặc thông qua lãnh đạo phòng;
2. Thông qua hội nghị công chức, người lao động và các cuộc họp, hội nghị khác của cơ quan;
3. Thể hiện ý kiến qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền gửi;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan;
5. Thông qua tổ chức Công đoàn;
6. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật.
Điều 10. Những việc công chức, người lao động kiểm tra, giám sát
1. Nội dung kiểm tra, giám sát
a) Công chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã bàn và quyết định tại Điều 8 Quy chế này
b) Công chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát
1. Công chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
a) Hoạt động học tập, công tác, sinh hoạt của công chức, người lao động ở cơ quan;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, công chức, người lao động khác trong cơ quan;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của cơ quan hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung công chức, người lao động đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị công chức, người lao động.
2. Công chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Chương III
DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
VỚI CÔNG DÂN
Điều 11. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan
1. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan để công dân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là công dân, tổ chức) biết các nội dung sau:
a) Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
b) Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
c) Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
d) Phí, lệ phí theo quy định;
đ) Thời gian giải quyết từng loại công việc.
2. Chỉ đạo và kiểm tra công chức, người lao động trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những công chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
3. Chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp dân, thực hiện việc tiếp dân và tổ chức hòm thư góp ý; chỉ đạo người phụ trách công tác hành chính của cơ quan cùng đại diện Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan hàng tuần mở hòm thư góp ý, nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu cơ quan để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý.
4. Thông báo cho địa phương biết và tham gia đóng góp ý kiến đối với những chương trình, dự án do cơ quan xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
5. Cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật; những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.
Điều 12. Trách nhiệm của công chức, người lao động
1. Chỉ được tiếp nhận tài liệu và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại trụ sở làm việc của cơ quan; bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật thông tin về người tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Khi công dân, tổ chức có yêu cầu công chức, người lao động có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, công chức, người lao động phải thông báo để công dân, tổ chức biết và hướng dẫn công dân, tổ chức đến nơi có thẩm quyền giải quyết. Công chức, người lao động không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
3. Công việc của công dân, tổ chức phải được công chức nghiên cứu xử lý và kịp thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan.
4. Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì công chức, người lao động phải chấp hành đúng thời hạn đó. Trường hợp phức tạp đòi hỏi phải có thời gian để nghiên cứu giải quyết thì công chức, người lao động có trách nhiệm báo cáo người phụ trách trực tiếp và kịp thời thông báo cho công dân, tổ chức biết.
Điều 13. Quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan với cơ quan cấp trên
1. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị cơ quan cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên.
3. Tham gia đóng góp ý kiến, phê bình đối với hoạt động của cơ quan cấp trên; có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các dự thảo về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên yêu cầu.
4. Báo cáo cơ quan cấp trên tình hình công tác của cơ quan mình theo quy định; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Nội dung báo cáo lên cơ quan cấp trên phải khách quan, trung thực.
Điều 14. Quan hệ giữa Lãnh đạo Sở và Trưởng, Phó phòng thuộc Sở
1. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực, định kỳ hai tuần hoặc đột xuất giao ban với Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương để trực tiếp nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng.
2. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực liên quan về kết quả thực hiện công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện các quy định tại Điều 6 của Quy chế này và những vấn đề về cơ chế, chính sách cần sửa đối, bổ sung; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Y tế.
Điều 15. Quan hệ giữa các Trưởng phòng thuộc Sở
1. Trưởng phòng khi được giao chủ trì giải quyết các vấn đề có liên quan đến phòng khác thuộc Sở phải trao đổi ý kiến với Trưởng phòng đó. Trưởng phòng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng yêu cầu của Trưởng phòng được giao chủ trì công việc.
2. Theo phân công của Giám đốc Sở, các Trưởng phòng có trách nhiệm phối hợp thực hiện các dự án, chương trình, kế hoạch của Sở. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị mà vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì Trưởng phòng được giao chủ trì báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở xem xét, quyết định.
Điều 16. Quan hệ công tác giữa Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc
Quan hệ công tác giữa Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc là quan hệ cấp trên và câp dưới, trong đó các đơn vị trực thuộc Sở chịu sự chỉ đạo toàn diện của Sở Y tế về tổ chức, hoạt động và chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 17. Quan hệ công tác giữa Sở Y tế với cơ quan phụ trách công tác quản lý nhà nước về y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với cơ quan phụ trách công tác quản lý nhà nước về y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
2. Lãnh đạo Sở bố trí thời gian đi công tác cơ sở định kỳ hoặc đột xuất để hướng dẫn cơ quan phụ trách công tác quản lý nhà nước về y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Sở.
3. Cơ quan phụ trách công tác quản lý nhà nước về y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các chương trình công tác y tế, báo cáo về Sở Y tế kết quả công tác thực hiện theo quy định; tham gia đầy đủ các hoạt động chung của ngành Y tế và tham dự các cuộc họp do Sở Y tế triệu tập.
Điều 18. Các quan hệ công tác khác
1. Quan hệ làm việc giữa Giám đốc Sở với Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ngành, đoàn thế cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố và các cơ quan thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản pháp luật và các quy định hiện hành có liên quan.
2. Giám đốc Sở quan hệ chặt chẽ với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp, rà soát việc thực hiện chương trình công tác, bảo đảm hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ công việc được giao theo sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giám đốc Sở thường xuyên trao đổi, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Sở tại địa phương.
4. Quan hệ giữa lãnh đạo Sở với cấp ủy và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan.
a) Quan hệ giữa lãnh đạo Sở với Đảng ủy hoặc cấp ủy cơ quan Sở thực hiện theo quy định của Đảng và các quy định về việc phối hợp công tác do Sở tổ chức xây dựng theo quy định của pháp luật.
b) Quan hệ giữa lãnh đạo Sở với Công đoàn Ngành và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Y dược học, Hội Khuyến học,… được thực hiện theo quy chế hoặc Nghị quyết liên tịch về mối quan hệ công tác và lề lối làm việc giữa Lãnh đạo Sở với các tổ chức này.
5. Biện pháp để thực hiện tốt các mối quan hệ phối hợp:
a) Lãnh đạo Sở thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của các tổ chức, đoàn thể về hoạt động của Sở.
b) Người đứng đầu các tổ chức đoàn thể cơ quan Sở được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo Sở chủ trì có nội dung liên quan đến hoạt động, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên.
c) Lãnh đạo Sở tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị, xã hội hoạt động đúng điều lệ, tôn chỉ, mục đích; phối hợp với các tổ chức đoàn thể chăm lo và tạo điều kiện làm việc, học tập và nâng cao trình độ mọi mặt cho công chức của đơn vị; bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, xây dựng văn hóa công sở và kỷ luật, kỷ cương hành chính.
e) Các tổ chức chính trị xã hội, công chức là đoàn viên, hội viên các đoàn thể ngoài việc tuân thủ các quy định theo điều lệ của tổ chức đoàn thể và phải gương mẫu hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng quy định của pháp luật về công chức, viên chức.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
a) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện đầy đủ nội dung quy chế này.
b) Công chức, người lao động làm việc tại Văn phòng Sở Y tế có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung trong quy chế này./.
Căn cứ Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Tiếp công dân; Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn thông báo lịch tiếp công dân năm 2024 cụ thể như sau:
1. Thời gian tiếp công dân:
- Buổi sáng: Từ 7h30’ đến 11h30’
- Buổi chiều: Từ 13h30’ đến 16h30’
2. Địa điểm tiếp công dân:
Công tác tiếp công dân được thực hiện tại Phòng Tiếp công dân của Sở Y tế, tầng 1, trụ sở Sở Y tế, tổ 7, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Lịch tiếp công dân:
- Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Y tế tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc Sở bận công việc đột xuất thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Y tế tiếp thay.
- Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở Y tế cử công chức trực tiếp công dân vào các ngày làm việc trong tuần.
- Tiếp công dân đột xuất: Trong trường hợp xét thấy cần thiết đối với các vụ việc phức tạp, Giám đốc Sở thực hiện việc tiếp công dân đột xuất theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện:
- Thanh tra Sở Y tế cử công chức tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các buổi tiếp công dân.
- Lãnh đạo các phòng, đơn vị chức năng trực thuộc Sở Y tế cử công chức tham gia tiếp công dân theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở khi có nội dung liên quan.
Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn trân trọng thông báo tới các tổ chức, cá nhân được biết, liên hệ khi có yêu cầu./.
Xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản sau đây
TT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Nguyên giá (đồng) | Giá trị còn lại (đồng) | Hiện trạng |
1 |
Máy phân tích miễn dịch huỳnh quang Model: STANDARD™F200 Xuất sứ: SD Biosensor Inc - Han Quốc Năm sản xuất: 2022 Số seri máy: 6A238Q1AC1 |
Cái | 01 | 59.850.000 | 59.850.000 | Máy mới 100% |
Tổng cộng | 01 | 59.850.000 | 59.850.000 |
Nguồn gốc tài sản: Do Công ty cổ phần y tế Đức Minh tài trợ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2023
Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585
Địa chỉ: Tổ 7- phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế