Leo Magazine - шаблон joomla Окна

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM KHUẨN DO TỤ CẦU

Thứ sáu, 27 Tháng 9 2024 00:00

Trong thời gian gần đây, tại nước ta đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân do thức ăn có nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Kết quả xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện các ca bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở học sinh Trường Tiểu học và THCS xã Nông Thượng, Thành phố Bắc Kạn ngày 20/9/2024, nguyên nhân do tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus (S.aureus).

Một điều quan trọng là thực phẩm nhiễm tụ cầu là không thể nhận biết bằng cảm quan, vì vậy rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng. Con người rất nhạy cảm với độc tố của tụ cầu vàng, có tới 90% số người ăn thức ăn nhiễm khuẩn bị ngộ độc. Bệnh phát sau khi ăn khoảng từ 1-6 giờ, tùy thuộc vào lượng độc tố có trong thức ăn.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường là lợm giọng, bụng quặn đau, nôn mửa dữ dội, ỉa chảy, mệt mỏi rã rời, có người bị nhức đầu, ra mồ hôi, co giật cơ, huyết áp hạ, mạch yếu,... Do thời gian diễn biến bệnh nhanh khoảng 1-2 ngày là hết các triệu chứng rồi khỏi, nên tử vong chủ yếu là ở các bệnh nhân là trẻ em bị duy dinh dưỡng, người già mắc bệnh mãn tính kèm theo.

Ngộ độc do độc tố của tụ cầu vàng rất hay gặp, khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn có tích tụ độc tố thì có thể bị ngộ độc. Các món sữa, thịt rất dễ là nguồn gây bệnh. Các loại bánh kẹo được chế biến từ kem sữa, trứng, các hộp chao dầu, thức ăn từ cá, thịt… nhiễm khuẩn cũng rất hay có độc tố ruột.

Vì tụ cầu rất dễ lây lan qua tay bị nhiễm bẩn nên chúng ta cần thực hành vệ sinh nghiêm ngặt. Đây là cách ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hiệu quả nhất. Vì vậy để chủ động phòng chống ngộ độc do độc tố của tụ cầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Mọi người cần vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là với trẻ sơ sinh có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa mồ hôi, bã nhờn và người lớn cũng nên rửa tay sạch mỗi khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ. 

- Ngoài ra hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng, đặc biệt tại các khu công cộng như: Thanh tay vịn, vòi nước, tay nắm cửa...

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ sạch những vết trầy xước trên da, không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc bôi, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm… 

- Cần điều trị triệt để các bệnh ngoài da để tránh tụ cầu xâm nhập qua đường máu. Tốt nhất nên đi khám để bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Không được dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn, quần áo…) với người bị nhiễm tụ cầu.

- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không được dùng các loại thịt gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh.

Nguyễn Duy Khánh - Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 20 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận

 

 

 

Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7- phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: Ông Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang