Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Hiện nay, nhiều quốc gia tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Riêng dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của Omicron và các biến thể BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Trong 3 tuần gần đây, số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại. 

Tang cuong

Ảnh: Tiêm vắc xin phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, 7 tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Từ cuối tháng 3, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron đã được ghi nhận trong nước. Số ca mắc mới trong tuần vừa qua tăng 48% so với tuần trước đó và dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. 

Tại tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng, trung bình mỗi ngày ghi nhận hàng chục trường hợp mắc mới. Riêng trong ngày 02/8/2022 có 12 trường hợp mắc mới. Tổng số ca mắc mới đang theo dõi, điều trị là 67trường hợp.

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch và chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, Sở Y tế Bắc Kạn đã chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc,theo chức năng nhiệm vụ: Tăng cường chỉ đạo tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại.

Thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị); công thức 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ; chủ động, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch có thể xảy ra, kể cả khi dịch bùng phát trở lại.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, tránh để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí nhằm hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 bảo đảm theo tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ khám, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh./.

P.T

1. Biến thể phụ BA.5 là gì?

Kể từ khi xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-CoV-2 đã có nhiều đột biến, trong đó Omicron hiện là biến chủng gây bệnh phổ biến nhất hiện nay. Điều nguy hiểm là biến thể này đã có nhiều đột biến và hình thành nhánh phụ, trong đó có BA.5.

Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 01/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. BA.5 mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn.

2. Mức độ lây lan của Biến thể phụ BA.5

Theo Bộ Y tế, trên thế giới, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và có khả năng tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam; đồng thời nước ta cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5. Số liệu báo cáo từ các nước châu Âu, Nam Phi khi biến thể phụ BA.5 xuất hiện thì mức độ lây lan nhanh với tốc độ tăng số mắc hàng ngày của biến thể phụ BA.5 khoảng 10-13% so với biến thể BA.2 và sẽ từng bước thay thế biến thể phụ BA.2.

Thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

3. Vắc xin vẫn là lá chắn quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Các nghiên cứu trên thế giới và trong đó có nghiên cứu của Việt Nam cũng chỉ ra kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau tiêm mũi 3 sẽ suy giảm đáng kể khoảng 15 tuần sau khi tiêm, đặc biệt là kháng thể kháng biến chủng Omicron. Do vậy việc tiêm mũi 4 đặc biệt hữu ích đối với những người: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Về hiệu quả bảo vệ của vaccine: Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vaccine để phòng mắc COVID-19 là trên 50%.

Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vaccine COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn; https://covid19.gov.vn/

I. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên

1. Tiêm liều bổ sung (Liều này không phải Mũi 3)

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm

+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chếmiễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tếbào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụhội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trịtích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin Sputnik V

- Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

- Liều lượng:theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3)(không tính liều bổ sung)

- Đối tượng:người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có)

- Loại vắc xin:cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắcxin mRNA.-Khoảng cách:tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

- Đối tượng:người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

- Loại vắc xin:vắc xin mRNA (vắc xin Pfizerhoặc Moderna); vắc xinAstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);

- Khoảng cách:ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắcCOVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

II. Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 12 đến 17 tuổi

- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2)

- Loại vắc xin: vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên.

- Khoảng cách: ítnhất là 05 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2).

- Người đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc COVID-19 03 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 05 tháng.

III. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi

- Loại vắc xin:vắc xin cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó:

+ Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi

+ Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.

-Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc bệnh 03 tháng.

I. Mục đích của khám sàng lọc:

Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.

II. Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi:

1. Các trường hợp chống chỉ định:

a) Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

b) Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.

c) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

2. Các trường hợp tạm hoãn:

a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:

- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:

- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

- Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).

- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.

- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).

- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

3. Các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện:

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện cần chuyển tuyến để được khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện:

a) Trẻ có cân nặng < 2000g.

b) Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin.

c) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định./.

Molnupiravir là một loại thuốc kháng vi rút tác dụng toàn thân, kháng vi rút trực tiếp đã được Cục Quản lý Dược cấp 04 Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Hiện nay thuốc đã có bán trên thị trường; ngoài ra tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc COVID-19 thể nhẹ (thuốc được cấp miễn phí cho người bệnh). Tuy nhiên, đây là thuốc thuộc danh mục thuốc phải kê đơn, để sử dụng thuốc bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn và kê đơn.

Một số nội dung cơ bản về thuốc Molnupiravir như sau:

- Cơ chế hoạt động:

Molnupiravir hoạt động theo cơ chế gây lỗi hàng loạt cho vi rút, gắn vào ARN của vi rút bằng enzym ARN polymerase và gây lỗi trong hệ gen của vi rút dẫn đến ức chế quá trình sao chép.

- Dạng bào chế: Viên nang cứng

- Hàm lượng: viên 200 mg, 400 mg hoặc 800mg.

- Chỉ định: Điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

- Cách dùng, liều dùng:

+ Cách dùng:

Dùng đường uống, có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.

Nên uống nguyên viên thuốc với đủ lượng nước (ví dụ: 1 cốc nước). Không mở, nghiền hoặc nhai viên thuốc

+ Liều dùng

Người trưởng thành: Liều khuyến cáo: Uống 800 mg Molnupiravir (1 viên đối với hàm lượng 800mg; 2 viên đối với hàm lượng 400mg; 4 viên đối với hàm lượng 200mg) mỗi 12 giờ trong 5 ngày.

Nên uống Molnupiravir sớm nhất có thể sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi bắt đầu khởi phát triệu chứng

- Quên uống thuốc: Nếu quên một liều Molnupiravir trong vòng 10 giờ so với thời điểm cần sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống ngay khi có thể và tiếp tục uống thuốc theo chế độ liều thông thường. Nếu quên một liều quá 10 giờ, bệnh nhân không nên uống lại liều đã quên mà cần uống liều kế tiếp theo
lịch trình. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

- Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn với molnupiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc./.

Ngày 09 tháng 5 năm 2022, Bộ Y tế ban hành văn bản số 2357/BYT-DP về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4). Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 cụ thể như sau:

1. Về Đối tượng tiêm gồm:

- Người từ 50 tuổi trở lên;

- Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;

- Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ Y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

2. Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); Vắc xin do Astrazenecasản xuất; Vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

3. Về khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

4. Đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19./.

Thực hiện Công văn số 2295/BYT-KCB ngày 06/5/2022 của Bộ Y tế về việc kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị Covid-19. Sở Y tế Bắc Kạn đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị Covid-19 theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định kê đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.

2. Về hướng dẫn sử dụng thuốc thực hiện theo: (1) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế (Hiện nay thực hiện theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/02/2022 của Bộ Y tế; (2) Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.

Với nội dung trên, yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện./.

Để tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân, người bệnh hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19, thời điểm người dân, người bệnh cần đi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo một số nội dung chính cần lưu ý như sau:

- Sau mắc COVID-19 một số người chậm hồi phục sức khỏe cần được theo dõi sức khỏe.

- Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác (theo Tổ chức Y tế thế giới và Viện NICE-Vương Quốc Anh).

- Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực...

- Khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu COVID-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu COVID-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.

- Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo các nguồn tin không chính thống để chữa bệnh./.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành công văn hỏa tốc số 9001/UBND-VXNV ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc tăng cường một số biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Nội dung cụ thể như sau:

 

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc, triệt để một số biện pháp cấp bách sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Công văn số 8734/UBND-VXNV ngày 23/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Công văn số 549-CV/TU ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 (đã gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương); có biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân nhân đi/về hàng ngày từ ngoài tỉnh; yêu cầu mọi người không ra ngoài địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhất là đến Thành phố Hà Nội và các khu vực có dịch khác khi không thật sự cần thiết; trường hợp cần thiết phải đi đến các địa phương, khu vực đang có dịch thì phải báo trước cho tổ dân phố nơi sinh sống và cơ quan nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động), đồng thời cam kết chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định (nhất là 5K) và khi trở về địa phương nơi cư trú phải tự cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo tất cả các phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh phải lập danh sách công dân đi lại hàng ngày, yêu cầu hành khách chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; hàng ngày, Sở Giao thông vận tải tổng hợp và cung cấp danh sách hành khách gửi cho các huyện, thành phố để chủ động và phối hợp trong công tác phòng, chống dịch.

Hằng ngày, Chủ tịch UBND huyện, thành phố ký báo cáo tổng hợp số công dân trên địa bàn đi/về từ các địa phương khác, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) trước 17h00 hàng ngày.

2. Tiếp tục thực hiện không tổ chức các hoạt động tập trung đông người; không tổ chức đám cưới trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; đám hiếu khi tổ chức phải có phương án kiểm soát chặt chẽ, có nhân viên y tế cơ sở giám sát thực hiện phòng, chống dịch nhất là đối với người đến (và hạn chế tối đa người đến) từ khu vực có dịch tại các tỉnh, thành phố khác.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương không tổ chức các cuộc họp, hội nghị tổng kết năm, cuộc họp cần thiết phải tổ chức thì không quá 30 người; chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại công sở; có phương án kiểm soát đối với người từ các tỉnh, thành phố (nhất là từ Thành phố Hà Nội) đến liên hệ, giao dịch công tác; tạm dừng tiếp nhận các hoạt động thiện nguyện trên địa bàn.

3. Sở Y tế

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo quy định, đảm bảo an toàn. Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, tập huấn điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà; thực hiện xét nghiệm và hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo việc truy vết rộng, khoanh vùng hẹp, dập dịch hiệu quả vùng nguy cơ cao; đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Là đầu mối điều phối nhân lực ngành y tế hỗ trợ công tác kiểm soát dịch bệnh tại các huyện, thành phố trong tỉnh khi có yêu cầu hoặc đề xuất hỗ trợ nhân lực chi viện trong trường hợp cần thiết.

4. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo triển khai xét nghiệm tầm soát các khu vực nguy cơ, tăng cường xã hội hóa xét nghiệm.

- Thực hiện cách ly tập trung, cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo/UBND tỉnh. Trong trường hợp không đảm bảo các điều kiện cách ly y tế tại nhà thì xem xét quyết định cách ly tại khu cách ly tập trung của huyện, thành phố.

- Bố trí đủ nguồn lực để triển khai các kế hoạch thực hiện theo Nghị Quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; sẵn sàng thu dung, tiếp nhận, điều trị người bệnh mắc COVID-19 trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ.

- Thần tốc tiêm vắc xin đã được phân bổ để tăng tỷ lệ bao phủ đạt 100% mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp chống chỉ định) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, đạt 100% số trẻ từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1 và tiêm đủ mũi 2 trước 31/01/2022 (trẻ đủ điều kiện) đảm bảo an toàn và nhanh nhất, không để sót ai thuộc diện chỉ định tiêm mà không được tiêm chủng đầy đủ (kể cả mũi tăng cường khi có kế hoạch triển khai), đặc biệt những người thuộc nhóm có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, nhất là việc thực hiện 5K và việc tạo mã QR Code, kiểm soát người dân check in/check out tại cơ quan, công sở, các điểm cung ứng dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, ...

- UBND huyện Na Rì khẩn trương thành lập và vận hành hoạt động Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 cộng đồng đảm bảo về tổ chức, nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để tất cả người dân phải cách ly, điều trị COVID-19 tại cộng đồng đều được hướng dẫn, chăm sóc về y tế.

Với nội dung trên, các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện./.

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang