Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Căn cứ Thông báo số 3957/TB-SYT ngày 21/11/2022 của Sở Y tế về việc kết luận của đồng chí Tạc Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tại Hội nghị thúc đẩy Chuyển đổi số ngành y tế lần thứ hai, năm 2022. Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số trong toàn ngành, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai các nội dung sau:

1. Nghiêm túc thực hiện các nội dung tại thông báo kết luận hội nghị số 3957/TB-SYT ngày 21/11/2022 của Sở Y tế về việc kết luận của đồng chí Tạc Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tại Hội nghị thúc đẩy Chuyển đổi số ngành y tế lần thứ hai, năm 2022.

2. Khẩn trương cung cấp dịch vụ và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại cơ sở khám chữa bệnh theo chỉ đạo tại kế hoạch số 2265/KH-SYT ngày 12/7/2022 của Sở Y tế trước 16g30 ngày 20/12/2022.

3. Hồ sơ sức khỏe điện tử:

- Yêu cầu các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố chỉ đạo các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn phối hợp với với công an địa phương thực hiện làm sạch dữ liệu theo kế hoạch triển khai đề án số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời, cập nhật số căn cước công dân vào sổ sức khỏe điện tử.

- Các Trạm Y tế khẩn trương, rà soát làm sạch dữ liệu, lọc dữ liệu trùng, cập nhật số sinh, tử theo dân số tại địa phương (theo số liệu tổng hợp trên phần mềm là 353.319 người, niên giám thống kê kê dân số năm 2021 là: 323.700 người. Số hồ sơ sức khỏe vượt dân số là: 29.619 người). Thời gian hoàn thành trước ngày 30/12/2022.

- Các đơn vị tăng cường truyền thông, thông báo cho người dân về việc tự quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tại địa chỉ: ssk.kcb.vn hoặc trên app sổ sức khoẻ điện tử trên điện thoại đi động (Lưu ý: tên tài khoản là số điện thoại, mật khẩu sau khi đăng ký, hệ thống sẽ cấp).

4. Yêu cầu các đơn vị xây dựng hồ sơ đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

5. Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo (Gửi Sở Y tế trước ngày 15/12/2022)

6. Bệnh viện đa khoa tỉnh khẩn trương trình các cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và triển khai hiệu quả bệnh án điện tử tại đơn vị.

7. Đề nghị Viettel Bắc Kạn:

- Thành lập tổ tiếp nhận, xử lý các lỗi khi đẩy dữ liệu từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử như: đẩy trùng, không ánh xạ, sai mã bảo hiểm, sai số căn cước công dân, sai số điện thoại…. để xem xét và thông báo cho các Trạm Y tế sửa chữa, cập nhật. Thời gian hoàn thiện trước ngày 15/12/2022.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông, hội nghị để quảng bá, nâng cao việc khai thác sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và cán bộ y tế.

Với nội dung trên, Sở Y tế yêu cầu đơn vị khẩn trương và nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Căn cứ Kế hoạch số 635/KH-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về phát động phong trào thi đua Bắc Kạn đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025, Sở Y tế xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hưởng ứng phong trào thi đuaBắc Kạn đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025” do UBND tỉnh phát động góp phần hoàn thành các mục tiêu cụ thể tạiĐề án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số. Kịp thời phát hiện các nhân tố mới, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, cách làm hay trong phong trào thi đua chuyển đổi số (Viết tắt là CĐS) tại các phòng chức năng Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc.

2. Yêu cầu

Thực hiện phong trào thi đua là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các các phòng chức năng Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025. Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng với các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua cần phát huy được tinh thần tự nguyện tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành.

Trưởng các phòng chức năng Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải luôn đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong việc chỉ đạo, tổ chức và thực hiện phong trào thi đua thường xuyên, liên tục; có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá định kỳ, sơ kết và tổng kết đúng quy định; kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để nhân rộng và tôn vinh.

Công tác khen thưởng phải đảm bảo dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng theo quy định hiện hành.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THI ĐUA VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đối tượng thi đua

1.1. Tập thể: Ban chỉ đạo(BCĐ) CĐS các cấp, Bộ phận Văn phòng Sở Y tế, các phòng chuyên môn Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm pháp y và giám định y khoa, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Mỹ phẩm – Thực phẩm, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, cùng các Khoa phòng chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

1.2. Cá nhân: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Y tế (kể cả nhân viên hợp đồng theo các vị trí việc làm).

2. Nội dung thi đua

2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2022 - 2025.

2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số theo lĩnh vực; chủ động rà soát, tham mưu sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách của ngành y tế nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chính quyền số, khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào phát triển xã hội số đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.

2.3. Tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, sẵn sàng thử nghiệm các giải pháp, công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số.

2.4. Tích cực xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, truy cập và sử dụng, góp phần công khai, minh bạch trong công tác phòng, chống, khám chữa bệnh, thúc đẩy phát triển các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số.

2.5. Tổ chức các phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng nhằm thu hút xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

2.6. Các nội dung ưu tiên thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số, coi nhiệm vụ chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Y tế như sau:

  1. a)Tổ chức và tham dự các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị địa phương triển khai tốt hoạt động CĐS, nâng cao nhận thức và hành động về chuyển đổi số.
  2. b)Xây dựng Kế hoạch năm, Kế hoạch từng giai đoạn, trú trọng các chương trình truyền thông về triển khai y tế số trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung liên quan khác
  3. c)Xây dựng, hoàn thiện các quy định về đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin.
  4. d)Phát triển, hoàn thiện hệ thống chữ ký số trên hệ thống dịch vụ công trực
    tuyến của Sở Y tế (bao gồm việc xác thực trên thiết bị di động), xác thực chữ ký số cho bệnh án điện tử tại các bệnh viện.
  5. e)Triển khai, thực hiện quản lý bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện/thành phố theo qui định tại khoản 2, điều 20, Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 29/12/2018 của Bộ Y tế.
  6. f)Quản lý, vận hành, khai thác tốt hồ sơ sức khỏe điện tử phục vụ mục đích quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn tại các các cơ sở y tế. Làm sạch và cập nhật dữ liệu hồ sơ sức khỏe thường xuyên theo phương châm: “ đúng, đủ, sạch, sống”. Đồng thời, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân tự tra cứu các thông tin sức khỏe cá nhân trên hệ thống phần mềm.
  7. g)Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế.
  8. h)Khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
  9. i)Tổ chức hội chuẩn, tư vấn chuyên môn và tư vấn sức khỏe cho người dân qua hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, ứng dụng bác sỹ cho mọi nhà.
  10. j)Phản ánh kịp thời các thông tin mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm cho người dân.
  11. k)Thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số khác theo kế hoạch số 2249/KH-SYT ngày 12/7/2022 của Sở Y tế về dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  12. l)Thường xuyên kiện toàn BCĐ CĐS của cơ quan, đơn vị, xây dựng quy chế hoạt động phù hợp chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và yêu cầu của hoạt động CĐS
  13. m)Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tự chấm điểm về CĐS theo quy định, sơ kết tổng kết đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
  14. n)Các nhiệm vụ phát sinh khác theo yêu cầu và quy định mới của cấp trên.

3. Lộ trình thực hiện

3.1. Từ năm 2022 đến năm 2023

- Năm 2022: Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phát động, triển khai phong trào thi đua trong phạm vi từng lĩnh vực, đối tượng phụ trách.

- Năm 2023: Tổ chức triển khai phong trào thi đua theo các nội dung kế hoạch phát động và tổ chức sơ kết phong trào thi đua (dự kiến vào Quý IV/2023).

3.2. Từ năm 2024 đến năm 2025:

Các phòng chức năng thuộc Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai phong trào thi đua theo các nội dung kế hoạch phát động và tổ chức tổng kết phong trào thi đua vào (dự kiến vào quý IV/2025).

III. TIÊU CHUẨN THI ĐUA

1. Tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể

- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực hiệu quả; có nhiều sáng kiến, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số của phòng, đơn vị đạt kết quả tốt.

- Thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung thi đua tại mục II của kế hoạch này.

- Hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo.

2. Tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các phòng, đơn vị có nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách, có nhiều sáng tạo trong tổ chức thực hiện, hướng dẫn hoặc tháo gỡ khó khăn cho quá trình chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, internet và không gian mạng.

- Đối tượng khác (doanh nhân, trí thức, nhà khoa học…) có nhiều đóng góp công sức trí tuệ, vật chất, sáng kiến vào chuyển đổi số của ngành.

IV. KHEN THƯỞNG

1. Khen thưởng hằng năm

Các phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế, các đơn vị thuộc Sở căn cứ vào kết quả và thành tích đạt được của cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua này là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét khen thưởng toàn diện hằng năm.

2. Khen thưởng sơ kết, tổng kết Phong trào

Thực hiện sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo hướng dẫn của UBND tỉnh. Sở Y tế sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các phòng thuộc Sở Y tế

- Tham mưu cho Lãnh đạo Sở thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các nội dung ưu tiên thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2022 - 2025.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.

- Giao Phòng Tổ chức cán bộ (Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng ngành) có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Sở đôn đốc các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đề nghị khen thưởng và báo cáo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo quy định.

2. Các đơn vị trực thuộc

- Trên cơ sở Kế hoạch này yêu cầu các đơn vị xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế tại đơn vị và đảm bảo tổ chức thực hiện hiệu quả, gắn với nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị (Gửi Kế hoạch về Sở Y tế trước 12/12/2022).

- Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Sở Y tế theo yêu cầu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp, cần trao đổi, yêu cầu các đơn vị liên hệ về Phòng Kế hoạch -Tài chính, Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết./.

Ngày 17/11/2022, Sở Y tế tổ chức Hội thúc đẩy Chuyển đổi số ngành y tế lần thứ hai, năm 2022với hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các điểm cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố (các Trạm y tế trên địa bàn cùng tham dự) nhằm thúc đẩy CĐS (chuyển đổi số)trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn.

Tham dự hội nghị có Ban Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn ngành, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế; đồng chí Lô Quang Tuyến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn; đồng chí Trần Văn Thắng, Giám đốc Viettel Bắc Kạn. Đồng chí Tạc Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội nghị.

Sau khi nghe các báo cáo viên trình bày các chuyên đề (1) Giới thiệu tổng quan về chuyển đổi số, kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và một số nội dung trong chuyển đổi số của Ngành Y tế (2) về quản lý và hướng dẫn khai thác và sử dụng sổ sức khỏe điện tử trong ngành Y tế (3) Triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh (4) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06; các ý kiến phát biểu thảo luận, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, đồng chí Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế giao nhiệm vụ như sau:

1. Thủ trưởng các Cơ quan, đơn vị trực thuộc:

-Rà soát lại toàn bộ các nội dung, tiến độ khắc phục những hạn chế, tồn tại đã được chỉ ra tại đợt giám sát công tác chuyên môn 09 tháng đầu năm 2022 và các nội dung được trao đổi, thống nhất tại Hội nghị thúc đẩy chuyển đổi số lần 2, năm 2022 để xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, cá nhân khẩn trương khắc phục, triển khai tổ chức thực hiện; kiên quyết khắc phục triệt để các hạn chế, tồn tại do nguyên nhân chủ quan.

- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, giáo dục chính trị tư tưởng cho tất cả công chức, viên chức, người lao động nhận thức đầy đủ, đúng về mục đích, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, nội dung chuyển đổi số, kế hoạch chuyển đổi số trong ngành y tế, từng bước tạo sự chuyển biến về hành động, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế nói chung và các đơn vị nói riêng.


2. Giao phòng Kế hoạch-Tài chính (Sở Y tế)

- Căn cứ Kế hoạch của Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu ban hành kế hoạch chuyển đổi số của ngành Y tế Bắc Kạn năm 2023; Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 sát với mục tiêu, yêu cầu của Sở Y tế và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Tham mưu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số (hoàn thành trước 25/11/2022); đồng thời yêu cầu các đơn vị ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo (xong trước 05/12/2022).

- Ngoài các chỉ tiêu đã giao hằng năm, nghiên cứu tham mưu giao bổ sung các chi tiêu liên quan đến nội dung chuyển đổi số phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và các chỉ tiêu cấp trên giao. Cụ thể: 100 % các thông tin trong hồ sơ sức khỏe cá nhân được chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ; 100% hồ sơ công việc phải sử dụng chữ ký số (trừ các trường hợp có quy định khác); Tất cả công chức, viên chức đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công vụ quốc gia và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hộp thư công vụ và các chỉ tiêu khác có liên quan vào chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 của các đơn vị…Các đơn vị triển khai bệnh án điện tử, thanh toán các dịch vụ y tế không dùng tiền mặt theo lộ trình.

- Đầu mối tham mưu, đôn đốc các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc rà soát các tiêu chí chấm điểm chuyển đổi số năm 2022, quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt mức độ Khá trở lên.

- Tham mưu duy trì họp định kỳ Ban Chỉ đạo, họp giao ban với các đơn vị về chuyển đổi số (quý/6 tháng) để kiểm điểm đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các đơn vị.

- Phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu ban hành kế hoạch tham quan học tập kinh nghiệm triển khai Bệnh án điện tử tại một địa phương đang triển khai hoạt động này (Thời gian dự kiến từ 14-18/12/2022)

- Tiếp tục giám sát và đánh giá các chỉ tiêu CĐS tại các đơn vị năm 2022 được giao tại Quyết định số 1459/QĐ-SYT ngày 29/12/2021 và các nhiệm vụ nêu trên.

3. Văn phòng Sở Y tế

- Đôn đốc, giám sát các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc sử dụng chữ ký số trong ký văn bản điện tử, sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc, hòm thư công vụ theo quy định.

- Đầu mối tham mưu, đôn đốc các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc rà soát các tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính năm 2022, quyết tâm xếp hạng Tốt trở lên.

4. Các phòng thuộc Sở Y tế: Theo chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm tham mưu tích cực hiệu quả cho Ban Giám đốc Sở Y tế về các nội dung liên quan đến chuyển đổi số.

5. Thủ trưởng các đơn vị:

- Với các TTYT các huyện, thành phố chủ động tham mưu tích cực cho Ban Chỉ đạo CSSK nhân dân về thực hiện công tác chuyển đổi số.

- Duy trì, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các phần mềm hiện đang ứng dụng tại đơn vị; nâng cao chất lượng trang Thông tin điện tử;

Yêu cầu tất cả các đơn vị mở thêm chuyên mục Chuyển đổi số trên Trang Thông tin điện tử, trước mắt đăng tải các văn bản chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi số của Bộ, tỉnh, ngành y tế, thông tin về hoạt động CĐS của ngành và đơn vị.

- Tăng cường tổ chức các cuộc họp giao ban, tập huấn, phổ biến chuyên môn bằng hình thức trực tuyến, giảm và dần cắt giảm việc in tài liệu các cuộc họp bằng việc gửi tài liệu trước cho đại biểu qua hòm thư công vụ (trừ các nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước) và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về An toàn thông tin mạng.

- Quán triệt 100% công chức, viên chức đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia, thường xuyên sử dụng hòm thư công vụ trong trao đổi công việc.

- Yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, y tế dự phòng cung cấp các điều kiện, các dịch vụ, bố trí nhân lực (thành lập các Tổ công nghệ thông tin trong đơn vị) để tăng tỷ lệ thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt; khuyến khích, tư vấn, hướng dẫn tạo điều kiện để người dân hạn chế thấp nhất việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí, lệ phí…Hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng hồ sơ SKĐT trên điện thoại thông minh.

- Duy trì, phát triển và rà soát lại các thông tin cá nhân để cập nhật về lịch sử khám bệnh, chữa bệnh lên hồ sơ sức khỏe điển tử, kịp thời bổ sung, chỉnh sửa các nội dung chưa chính xác, còn thiếu, đảm bảo đồng bộ trên 85% vào tháng 12/2022 và trên 90% vào năm 2023, tất cả các hồ sơ sức khỏe điện tử được chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ các thông tin trong hồ sơ sức khỏe cá nhân.

- Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông tiếp tục chủ động chuẩn bị các điều kiện, thủ tục, thực hiện các bước tiếp theo để phấn đấu đưa vào sử dụng bệnh án điện tử trong năm 2023 theo kế hoạch của UBND tỉnh và Sở Y tế về xác định nhiệm vụ ưu tiên trong CĐS ngành y tế năm 2023, Đồng bộ với việc Triển khai hệ thống quản lý khám chữa bệnh (HIS) tại các cơ sở khám chữa bệnh, phần mềm Quản lý xét nghiệm (LIS), lưu trữ truyền tải hình ảnh (RISPACS). Phấn đấu hoàn thành trước lộ trình quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT ngày 29/12/2018 của Bộ Y tế.

- Trung tâm Y tế các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở Y tế, Tổ công tác thực hiện đề án 06 các huyện, thành phố; xã, phường về “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19. Chỉ đạo Trạm Y tế các xã chủ động phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan, đơn vị liên quan xác minh, làm sạch “dữ liệu” tiêm chủng COVD-19 theo quy trình tại Công văn 2262/BYT-CNTT ngày 04/5/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ và y tế bộ, ngành quy trình "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19; bố trí nhân lực tuyên truyền, tư vấn người dân về sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay BHYT khi đi khám chữa bệnh, giải thích tận tình các trường hợp sử dụng không thành công; chủ động thông báo, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội các căn cước công dân thông tin chưa đầy đủ hoặc sai thông tin, thực hiện không thành công khi khám chữa bệnh.

6. Yêu cầu các tổ chức Hội, Ban Thường vụ Công đoàn ngành, Ban Chấp hành đoàn Thanh niên Sở Y tế tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, nghĩa vụ trách nhiệm về chuyển đổi số trong Hội viên, đoàn viên công đoàn cũng như đoàn viên thanh niên.

7. Đề nghị Viettel Bắc Kạn tiếp tục hỗ trợ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật để ngành y tế khai thác, sử dụng hiệu quả tính năng, ứng dụng các nền tảng, các phần mềm do viettel Bắc Kạn cung cấp dịch vụ.

8. Yêu cầu các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan tham mưu triển khai các nội dung trong CĐS; Thực hiện đầy đủ công tác báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của từng Chương trình dự án.

9. Các đơn vị cần Tập trung tham mưu cho các cấp về Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin của các cơ sở y tế để hoạt động trên môi trường số, đảm bảo hướng triển khai rộng rãi các nội dung về CĐS.

10. Triển khai việc đăng ký, khám chữa bệnh từ xa, cụ thể là thúc đẩy dịch vụ khám chữa bệnh từ xa (telehealth) bằng cách chuẩn hóa một số lĩnh vực cụ thể trong ngành y tế có thể thay thế cách khám chữa bệnh truyền thống bằng việc “khám chữa bệnh từ xa".

11. Các đơn vị cần quan tâm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong công việc; Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong công việc của cán bộ, công chức ngành y tế trong việc xử lý các công việc hàng ngày.

Với sự thành công của Hội nghị CĐS lần thứ hai, Giám đốc Sở Y tế kêu gọi toàn thể lãnh đạo các đơn vị, toàn thể công chức viên chức toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tự học tập, nâng cao nhận thức, thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch CĐS ngành y tế; phân đấu CĐS của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn sẽ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực, thực hiện có hiệu quả 03 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.

           Trên đây là Kết luận của đồng chí Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế tại hội nghị lần thứ hai, năm 2022 thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế; Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc phổ biến đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động, đồng thời triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Y tế để đánh giá trong kỳ giao ban hoặc kiểm tra, giám sát cuối năm 2022./.

Thực hiện Kế hoạch số 2265/KH-SYT ngày 12/7/2022 của Sở Y tế về việc Thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Sở Y tế xây dựng Kế hoạch Tổ chức Hội nghị thúc đẩy chuyển đổi số Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm giúp các công chức, viên chức và người lao động thuộc các đơn vị trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tìm kiếm các giải pháp, xây dựng, triển khai về đẩy mạnh chuyển đổi số và số hóa Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động tại các đơn vị từ đó đề ra các phương án, mục tiêu, nhiệm vụ để triển khai có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số của Ngành.

- Đưa hoạt động của người dân, quản lý của nhà nước lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp lợi ích của chuyển đổi số.

2. Yêu cầu

- Các nội dung thực hiện trong Hội thảo cần được triển khai đồng bộ, kịp thời, thường xuyên, phù hợp kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Y tế, UBND tỉnh Bắc Kạn. Hội nghị cần bám sát nội dung kế hoạch, đồng thời lựa chọn hình thức, cách thức triển khai đảm bảo đúng đúng chủ đề, phù hợp với thực tiễn tại tỉnh, đạt hiệu quả thiết thực.

- Hội nghị diễn ra trang trọng, đảm bảo đúng, đủ thành phần, đảm bảo các mục tiêu đề ra.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Chủ đề hội nghị: “Chuyển đổi số trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn – cơ hội và thách thức”.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế

3. Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn.

4. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 01 buổi, dự kiến khai mạc từ 08 giờ 00' ngày 17/11/2022 (Thời gian hội nghị cụ thể Sở Y tế sẽ có giấy mời).

- Địa điểm: tỉnh Bắc Kạn

5. Hình thức, thành phần tham dự:

5.1. Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cấp huyện (trừ điểm thành phố Bắc Kạn).

5.2. Thành phần

- Tại điểm cầu tuyến tỉnh – tại Hội trường tầng III, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

+ Sở Y tế: Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo các phòng chức năng Sở Y tế, Công đoàn Ngành Y tế, Đoàn thanh niên Sở Y tế.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Đại diện Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Các đơn vị chuyên môn tuyến tỉnh: Lãnh đạo đơn vị, phòng chuyên môn liên quan.

+ Viettel tỉnh Bắc Kạn: Lãnh đạo đơn vị, đại diện phòng chuyên môn liên quan.

+ Trung tâm Y tế thành phố: Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng/khoa chuyên môn, Trưởng trạm Y tế xã/phường.

-         Tại điểm cầu TTYT các huyện:

+ Giám đốc các đơn vị.

+ Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ.

+ Đại diện các khoa chuyên môn.

+ Trưởng các Trạm Y tế xã, thị trấn.

6. Chương trình hội nghị (Có chương trình chi tiết kèm theo)

III. KINH PHÍ ĐẢM BẢO

Được đảm bảo tư nguồn chi thường xuyên và các nguồn hợp pháp khác.

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Phòng Kế hoạch Tài chính – Sở Y tế

- Chuẩn bị, phối hợp với Bộ phận Văn phòng phát hành giấy mời tới các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp tham gia Hội nghị.

- Chủ trì tổ chức Hội nghị, kiểm tra, đôn đốc quá trình chuẩn bị của các phòng chức năng và các đơn vị có liên quan. Chủ động chuẩn bị các nội dung để báo cáo tại Hội nghị.

- Mời báo cáo viên Sở Thông tin và Truyền thông để báo cáo tại Hội nghị.

2. Bộ phận Văn phòng Sở Y tế

- Chuẩn bị các nội dung và cử cán bộ trình bày tại hội nghị.

- Bố trí phòng họp trực tuyến và chuẩn bị các điều kiện về hội trường, khánh tiết, hậu cần, trang thiết bị phục vụ Hội nghị.

- Chủ động thực hiện tuyên truyền về Hội nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng

3. Các đơn vị trực thuộc

- Bố trí phòng họp trực tuyến và mời đầy đủ, đúng thành phần tham dự Hội nghị. Mời Giám đốc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham dự Hội nghị.

- Chuẩn bị các ý kiến phát biểu thảo luận (nếu có).

4. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ báo cáo viên tại Hội nghị.

5. Đề nghị Viettel Bắc Kạn

Chuẩn bị nội dung và trình bày giải pháp nâng cao về quản lý, khai thác và sử dụng sổ sức khỏe điện tử trong ngành Y tế tại Hội nghị và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh khai thác sử dụng hồ sơ sức khỏe của người dân.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội nghị thúc đẩy chuyển đổi số ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Căn cứ nội dung kế hoạch Sở Y tế đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp triển khai thực hiện./

Thực hiện Nghị quyết số 428-NQ/BCSĐ ngày 22/9/2022 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về thúc đẩy hoạt động kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 635/KH-UBND tỉnh ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh về phát động Phong trào thi đua “Bắc Kạn đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025” (có các văn bản kèm theo). Sở Y tế yêu cầu các đơn vị chủ động nghiên cứu các nội dung của văn bản và triển khai áp dụng vào chuyển đổi số tại đơn vị.

Với nội dung trên, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.

Thực hiện Kế hoạch số 209/KH-BCĐ ngày 30/3/2022 của Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2022; Công văn số 938/STTTT-CNTT-BCVT ngày09/08/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc chuẩn bị nội dung phục vụ cuộc họp lần 3 của Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số Sở Y tế xin báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 209/KH-BCĐ quý III, năm 2022 như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2022

STT Nội dung Mục tiêu năm 2022

Kết quả

(Quý II theo BC số 404/BC-BCĐ)

Kết quả
(đến thời điểm hiện tại)
Ghi chú
14 Tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh có Hồ sơ sức khỏe điện tử được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy 85% 82% 83% Sở Y tế

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế

Sở Y tế đã xây dựng triển khai các văn bản về chuyển đổi số trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 2775/KH-SYT ngày 16/9/2020 của Sở Y tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2249/KH-SYT ngày 12/7/2022 của Sở Y tế về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch số 2775/KH-SYT ngày 16/9/2020 của Sở Y tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2265/SYT-KHTC ngày 12/07/2022 của Sở Y tế về việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022.

- Quyết định số 399/QĐ-SYT ngày 12/5/2022 của Sở Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Ngành Y tế.

- Quyết định số 576/QĐ-SYT ngày 01/7/2022 của Sở Y tế về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Y tế.

2. Chuyển đổi nhận thức, phát triển nguồn nhân lực

a. Kết quả đạt được

- Để thực hiện tốt các hoạt động về tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chuyển đổi số trong ngành, Sở Y tế đã tổ chức họp, thảo luận các nội dung tại hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2022. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số tại đơn vị, thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số tại đơn vị, thực hiện đánh giá chuyển đổi số theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 14/07/2022 của phê duyệt Bộ Chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Số lượng, trình độ cán bộ chuyên trách CNTT của đơn vị: 09 cán bộ có trình độ chuyên môn về CNTT, gồm: 01 Thạc sĩ, 08 kỹ sư hoặc cử nhân CNTT

b. Tồn tại, hạn chế

- Do đặc thù ngành Y tế đa số các cán bộ y tế thực hiện công tác dự phòng, khám và điều trị bệnh là chủ yếu, nên việc chuyển đổi số về nhận thức và hành động còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều bác sỹ, điều dưỡng có trình độ về ứng dụng CNTT còn hạn chế.

3. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng

Sở Y tế đang xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin theo cấp độ được qui định tại Điều 15 của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

4. Phát triển Chính phủ số

- Đối với nhiệm vụ cải cách hành chính: Hiện nay Sở Y tế đang khai thác hiệu quả phần mềm dịch vụ công trực tuyến (https://dichvucong.backan.gov.vn/)

- Thực hiện Chỉ thị số 15/2012/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, 100% các đơn vị trực thuộc của Sở Y tế đã triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, giảm thiểu việc sử dụng văn giấy, nâng cao hiệu quả điều hành của lãnh đạo đơn vị.

- Trong toàn Ngành đã thực hiện ký số điện tử và số hóa 100% văn bản điện tử đúng quy định. Thực hiện gửi nhận văn bản, công việc qua môi trường mạng, hệ thống mail công vụ đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác trong việc quản lý và điều hành.

- Sở Y tế đã tự xây dựng hoàn thiện hệ thống trang thông tin điện tử trong toàn ngành.

5. Phát triển kinh tế số

a. Kết quả đạt được:

- Việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt:

Sở Y tế đã đưa nội dung thanh toán không dùng tiền mặt vào kế hoạch chuyển đổi số năm 2022. Trong đó yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện thành phố bắt buộc phải triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt mà bệnh viện dự kiến triển khai bao gồm: Thanh toán viện phí bằng mã QR, Thanh toán bằng POS có tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) để tự động “gạch nợ” trực tiếp các hóa đơn viện phí phát sinh theo mã số bệnh nhân, Thanh toán viện phí trên app của các ngân hàng hoặc thanh toán bằng các hình thức khác. Đồng thời, Sở Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện thang toán không dùng tiền mặt tại đơn vị.

b. Tồn tại, hạn chế:

- Việc sử dụng thanh toán bằng thẻ ngân hàng còn hạn chế đối với người dân tại vùng cao. Do đó, người dân chưa sử dụng dịch vụ này.

- Thanh toán không dùng tiền mặt vẫn phát sinh chi phí giao dịch do đó người dân vẫn ưu tiên nộp và thanh toán bằng tiền mặt.

6. Phát triển xã hội số

a. Kết quả đạt được:

- Thực hiện Đề án 06 Sở Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn hóa làm sạch dữ liệu hồ sơ sức khỏe cá nhân đảm bảo mỗi người dân có duy nhất 01 hồ sơ sức khỏe. Đồng thời, tiếp tục đồng bộ số liệu giữa các hệ thống phần mềm y tế trong địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo người dân tra cứu đầy đủ các thông tin sau khi khám chữa bệnh. Yêu cầu các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Trạm y tế xã/phường/thị trấn phối hợp với Công an xã triển khai rà soát, cập nhật số căn cước công dân vào sổ sức khỏe điện tử của người dân tại địa phương.

- Số lượng người dân có hồ sơ sức khỏe: hơn 83% dân số (284.200 người). Sở Y tế đang thực hiện rà soát lại dữ liệu này để đảm bảo chuẩn hóa đúng so cơ sở dữ liệu dân cư.

b. Tồn tại, hạn chế:

- Số lượng nội dung rà soát lớn nên việc triển khai cập nhật còn chậm so với tiến độ.

- Việc phối hợp triển khai tại cấp cơ sở chưa quyết liệt, đồng nhất.

7. Các nhiệm vụ khác

- Phần mềm quản lý bệnh viện HIS, quản lý Trạm Y tế (VNPT triển khai 04 đơn vị, Viettel 04 đơn vị): Sở Y tế đã triển khai phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế từ năm 2016 đến nay. Đến nay 100% đơn vị từ tuyến đỉnh đến tuyến xã đã đẩy dữ liệu thành công lên Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin Giám định Bảo hiểm y tế và thực hiện giám định theo qui định. 100% các đơn vị đã tiến hành thanh toán qua hệ thống phần mềm giám định bảo hiểm y tế.

- Hệ thống truyền hình trực tuyến và khám chữa bệnh từ xa: Sở Y tế đã xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa gồm: 01 điểm cầu Sở Y tế, 09 điểm cầu tại bệnh viện/Trung tâm Y tế Hệ thống đã góp phần thực hiện tốt việc họp, chỉ đạo trong điều kiện phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, năm 2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành hội chẩn, thực hiện mổ 02 ca, siêu âm 01 ca qua hệ thống cầu truyền hình với điểm cầu Bệnh viện đa khoa TƯ Thái Nguyên. Đồng thời, duy trì theo dõi dự thính các buổi đào tạo, hội chẩn, đào tạo từ xa giữa điểm cầu Bệnh viện đa khoa TƯ.

- Phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân: Triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sở Y tế đã trển khai cho 119 đơn vị gồm: đơn vị quản lý, bệnh viện và các Trạm Y tế xã. Đảm bảo mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử, kết nối các cơ sở dữ liệu hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân. Hiện nay, các đơn vị khai thác và tiếp tục cập nhật các dữ liệu hồ sơ sức khỏe trên hệ thống.

- Phần mềm lý nhà thuốc và bán thuốc kê đơn cung cấp giải pháp tổng thể cho hoạt động quản lý một hoặc chuỗi các nhà thuốc theo quy trình khép kín. (VNPT và Viettel cung cấp cho các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh): cung cấp giải pháp tổng thể cho hoạt động quản lý các nhà thuốc theo quy trình khép kín từ việc quản lý, điều hành của Sở Y tế đến quản lý bán hàng của các nhà thuốc. Giúp công khai minh bạch trong việc bán và kê khai các loại thuốc trên thị trường.

III. KẾT QUẢ/TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM KẾ HOẠCH SỐ 209/KH-BCĐ

1. Kết quả thực hiện

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch số 209/KH-BCĐ Sở Y tế đã giao Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ Bệnh án điện tử tại đơn vị.

Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin ở các khoa phòng, hệ thống kết nối mạng nội bộ và Hệ thống phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS). Đồng thời, học tập mô hình triển khai bệnh án điện tử thực tế tại Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức, Hà Nội.

Qua quá trình rà soát và học tập kinh nghiệm thực tế bệnh viện đã Quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn tư vấn sử dụng Hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị đồng thời chủ động xây dựng đề án triển khai bệnh án điện tử trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đang có tại đơn vị tại tờ trình số 1200/TTr-BVĐK ngày 03/8/2022 và trình Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, thẩm định. Nội dung chính của đề án như sau:

- Mục tiêu: Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc triển khai bệnh án điện tử (EMR).

- Các hạng mục

+ Hạ tầng: cải tạo, nâng cấp, bổ xung về hạ tầng CNTT để đảm bảo hệ thống EMR có thể vận hành tốt.

+ Các phần ứng dụng triển khai (His, LIS. PACS, EMR)

+ Khả năng nâng cấp, mở rộng, kế nối: Nâng cấp, bổ sung các hạng mục phần mềm để đáp ứng các tiêu chí tại Thông tư 46/2018/TT-BYT và Thông tư 54/2017/TT-BYT.

+ Đào tạo, tập huấn: Đào tạo chuyên sâu cho nhân lực về công nghệ thông tin để thực hiện quản lý và vận hành hệ thống khi thực hiện triển khai. Đồng thời tập huấn, hướng dẫn cho toàn bộ viên chức người lao động quy trình thực hiện bệnh án điện tưtr.

-Dự kiến kinh phí kế hoạch theo giai đoạn:

+ Giai đoạn 2022: 1.287.000.000 đồng

+ Giai đoạn 2023 đến năm 2025: 12.852.469.137 đồng

- Hiện nay, bệnh viện đa khoa tỉnh đang điều chỉnh bổ sung ý kiến chuyên môn của Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Thuận lợi

- Trang thiết bị y tế được đầu tư tương đối đầy đủ và hiện đại để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, xét nghiệm…giúp cho việ kết lối hình ảnh (PACS) và xét nghiệm (LIS) được thuận lợi khi triển khai bệnh án điện tử.

- Bệnh viện đã trang bị Hệ thống phần mềm quản lý thông tin bệnh viện HIS trong quản lý khám chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế qua phần mềm có hiệu quả, ngoài ra triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thí điểm một số phân hệ để phục vụ quản lý bệnh viện. Đây là một nền tảng quan trọng khi thực hiện bệnh án điện tử.

- Đội ngũ nhân lực về công nghệ thông tin tương đối đầy đủ và đều có trình độ đại học trở lên.

3. Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng Bệnh viện được xây dựng trên khuân viên rộng, việc bố trí các tòa nhà khoảng cách xa nhau nên sẽ tăng chí phí kết nối dẫn truyền của hệ thống.

- Bệnh viện đã trang bị Hệ thống phần mềm quản lý thông tin bệnh viện HIS. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm này mới đang có các tính năng quản lý thông tin bệnh nhân, thông tin bệnh án, quản lý dược, vật tư, quản lý viện phí, thanh quyết toán Bảo hiểm y tế, chưa có các tính năng thông minh, hiện đại, chưa triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Khi triển khai bệnh án điện tử phải thực hiện nâng cấp và mua sắm hệ thống máy chủ, đầu tư hệ thống bảo mật, hệ thống truyền tải mạng nội bộ, nâng cấp hệ thống máy tính bàn và các thiết bị chuyên dụng kèm theo.

- Nguồn kinh phí cho triển khai bệnh án điện tử chưa có trong kết cấu giá dịch vụ y tế nên cần ngân sách nhà nước hỗ trợ.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

-  Đề nghị Ban chỉ đạo chuyển đổi số, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho ngành y tế trong việc thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi toàn ngành.

-  Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục cho ý kiến chuyên môn đối với kế hoạch triển khai Bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

Trên đây là báo cáo tình hình triển khai các hoạt động chuyển đổi số quý III năm 2022 của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn./.

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

- Luật Công nghệ thông tin.

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

- Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử;

- Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế quy định về nội dung và việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

- Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 – 2025; Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế qui định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế, xã, phường, thị trấn; Quyết định số 6085/QĐ-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0; Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, phường, thị trấn;Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 239/KH-UBND ngày 27/04/2021 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025.

- Quyết định số 676/QĐ-SYT ngày 26/4/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên về chuyển đổi số năm 2022; Quyết định 2388/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022.

- Kế hoạch số 209/KH-BCĐ ngày 30/3/2022 của Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2022.

- Kế hoạch số 2775/KH-SYT ngày 16/9/2020 của Sở Y tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 2249/KH-SYT ngày 12/7/2022 của Sở Y tế về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch số 2775/KH-SYT ngày 16/9/2020 của Sở Y tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

II. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin

Hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác điều hành, quản lý được lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo các đơn vị rất quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, do ngân sách hàng năm còn hạn chế, không có mục chi riêng cho công nghệ thông tin nên hạ tầng CNTT trong ngành chưa được hiện đại và chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành. Toàn ngành hiện có: 07 máy chủ, 785 máy tính, 100% các đơn vị đã được kết nối hệ thống mạng Internet.

2. Hiện trạng ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin

- Đối với nhiệm vụ cải cách hành chính: hiện nay Sở Y tế đang khai thác hiệu quả phần mềm dịch vụ công trực tuyến. 100% các đơn vị trực thuộc của Sở Y tế đã triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, giảm thiểu việc sử dụng văn giấy, nâng cao hiệu quả điều hành của lãnh đạo đơn vị.

- Trong toàn ngành đã thực hiện ký số điện tử và số hóa 100% văn bản điện tử đúng quy định. Thực hiện gửi nhận văn bản, công việc qua môi trường mạng, hệ thống mail công vụ đảm bảo nhanh, kịp thời, chính xác trong việc quản lý và điều hành.

- Hoàn thiện hệ thống trang thông tin điện tử trong toàn ngành.

- Phần mềm quản lý bệnh viện HIS, quản lý Trạm Y tế triển khai hiệu quả tại các đơn vị. Đến nay 100% đơn vị từ tuyến đỉnh đến tuyến xã đã đẩy dữ liệu thành công lên Cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin Giám định Bảo hiểm y tế và thực hiện giám định theo qui định. 100% các đơn vị đã tiến hành thanh toán qua hệ thống phần mềm giám định bảo hiểm y tế.

- Hệ thống truyền hình trực tuyến và khám chữa bệnh từ xa đã góp phần thực hiện tốt việc họp, chỉ đạo trong điều kiện phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, duy trì theo dõi dự thính các buổi đào tạo, hội chẩn, đào tạo từ xa giữa điểm cầu Viện, Bệnh viện tuyếnTrung ương.

- Phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân: Sở Y tế đã trển khai cho 119 đơn vi đầu mối và có khả kết nối các cơ sở dữ liệu khác về sức khỏe người dân.

- Các phần mềm ứng dụng chuyên ngành khác cũng đang tiếp tục được quan tâm triển khai hiệu quả.

3. Hiện trạng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin

Nguồn nhân lực trong ngành y tế vài năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, một số đơn vị trong ngành đã bố trí cán bộ có trình độ về công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng đã được quan tâm. Tính đến thời điểm hiện nay toàn ngành y tế có 09 cán bộ có trình độ chuyên môn về CNTT, gồm: 01Thạc sĩ, 08 kỹ sư hoặc cử nhân CNTT.

III. MỤC TIÊU

  1. 1.Mục tiêu chung

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung và chỉ đạo về chuyển đổi số của Ngành y tế đã được Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2022 ban hành tại Kế hoạch số 209/KH-BCĐ ngày 30/3/2022.

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong toàn ngành y tế nhằm nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin góp phần phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh, các chương trình Y tế - Dân số, công tác quản lý hoạt động của ngành. Khai thác hiệu quả các phần mềm đang sử dụng và tập trung vào cải cách hành chính. Chú trọng về các giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học của công chức, viên chức trong toàn ngành. Tập trung vào các nội dung chuyển đổi số, số hóa hệ thống dữ liệu của Ngành Y tế.

  1. 2.Mục tiêu cụ thể

-  Triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh gồm các nội dung: Thực hiện kết nối, quản lý, lưu trữ, truyền hình ảnh y khoa (PACS) và kết quả xét nghiệm (LIS) với hồ sơ bệnh án, tiến tới triển khai đồng bộ bệnh án điện tử trên hệ thống phần mềm và đồng bộ trong toàn Ngành Y tế. Số hóa hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế từ bản giấy lên bản điện tử cho các hồ sơ mới phát sinh từ khi triển khai hệ thống.

-  Nâng cấp hệ thống mạng LAN tại cơ quan Văn phòng Sở Y tế và các đơn vị khác đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng.

-  Tiếp tục duy trì và triển khai hiệu quả các phần mềm đang triển khai tại Ngành y tế như: Quản lý Bệnh viện, Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, Quản lý tài chính Kế toán, Quản lý y tế cơ sở…. Cập nhật các yêu cầu về quản lý đối với các phần mềm theo các qui định của Bộ Y tế và UBND tỉnh.

-  Tiếp tục duy trì và khai thác hiệu quả hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến Ngành Y tế.

-  Từ quý III năm 2022 số hóa các tài liệu họp, hạn chế việc sử dụng giấy, in tài liệu phục vụ họp.

-  Thường xuyên cập nhật công khai hồ sơ sức khỏe cho người dân tra cứu, theo dõi.

-  Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả hệ thống các phần mềm dùng chung của tỉnh như: Phần mềm quản lý văn bản eOffice, phần mềm một cửa điện tử, sử dụng email công vụ,..

- Thực hiện điện tử hóa đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp ở mức độ 4 của Sở Y tế trên trang dịch vụ công của tỉnh Bắc Kạn tại địa chỉ http://dichvucong.backan.gov.vn; Thực hiện địa phương hóa đối với các thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu dịch vụ công quốc gia.

- Thực hiện hiệu quả việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

- Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực giai đoạn 2020-2025 và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Bắc Kạn từ 01/6/2022.

- Duy trì hệ thống ISO 9001:2015 tại Sở Y tế.

-  Tiếp tục nâng cao cải cách hành chính trong ngành y tế, duy trì kết quả Chỉ số cải cách hành chính xếp loại “Tốt”.

1. Ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành

- Tiếp tục gửi, nhận 100% văn bản dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy, không bao gồm văn bản mật).

- Triển khai chữ ký số chuyên dùng trong các đơn vị, thay thế phương pháp trao đổi văn bản truyền thống bằng phương pháp trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.

- Triển khai phần mềm một cửa điện tử tại Sở Y tế.

- Tăng cường ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục bổ sung, cập nhật và tích hợp trang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 vào trang thông tin điện tử Sở Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác sử dụng thư điện tử công vụ tại các đơn vị trực thuộc đảm an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức tại sử dụng thư điện tử trong giao dịch nội bộ cơ quan nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ công việc tại tất cả các đơn vị trực thuộc theo hướng hiệu quả hơn, có khả năng tích hợp và mở rộng. Đảm bảo 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử, toàn bộ văn bản sẽ được scan và ký số để trao đổi hoàn toàn qua mạng trong các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn để các đơn vị sử dụng thành thạo về phần mềm quản lý hồ sơ công việc.

- Ứng dụng chữ ký số cho các giao dịch điện tử, tổ chức thiết lập hệ thống và đào tạo sử dụng cho cán bộ công chức trong ngành.

- Năm 2022 thực hiện số hóa 50% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực giai đoạn 2020-2025. Từ 01/6/2022 thực hiện số hóa 100% đối với các hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Bắc Kạn

Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT, hệ thống máy tính của ngành, thay thế các máy tính có cấu hình thấp để đáp ứng tốt các công việc được giao. Đầu tư thay thế một số máy tính đã quá cũ không đáp ứng được nhu cầu công việc hàng ngày.

4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục bố trí cán bộ có trình độ về CNTT, định hướng mỗi đơn vị có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về CNTT. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò của CNTT với sự nghiệp y tế nhằm nâng cao hiệu suất lao động, năng lực và chất lượng của việc quản lý cũng như khám chữa bệnh.

Tập trung triển khai các ứng dụng CNTT lớn với mục tiêu xây dựng Y tế điện tử, nhằm cải tiến quy trình quản lý điều hành, cung cấp được nhiều dịch vụ công cho người dân, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc quản lý khám chữa bệnh.

- Triển khai hoàn thiện bệnh án điện tử tại bệnh viện đa tỉnh. Đảm bảo bệnh án là nơi lưu trữ, quản lý toàn bộ thông tin của bênh nhân về: tên, địa chỉ, các dịch vụ khám chữa bệnh đã thực hiện, bệnh án, đơn thuốc, các kết quả chỉ định cận lâm sàng của bệnh nhân một cách chính xác và có hệ thống. Bệnh nhân có thể dễ dàng truy cập giúp bác sĩ và bệnh nhân chủ động trong bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh, nhanh chóng phát hiện bệnh kịp thời và đưa ra các pháp đồ điều trị phù hợp.

- Các nhiệm vụ trong năm 2022:

+ Thực hiện kết nối, quản lý, lưu trữ, truyền hình ảnh y khoa (PACS) và kết quả xét nghiệm (LIS) với hồ sơ bệnh án, tiến tới triển khai đồng bộ bệnh án điện tử trên hệ thống phần mềm và đồng bộ trong toàn Ngành Y tế.

+ Số hóa hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm hồ sơ bệnh án nội trú, hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế từ bản giấy lên bản điện tử cho các hồ sơ mới phát sinh từ khi triển khai hệ thống.

- Giao Bệnh viện đa khoa tỉnh xây dựng đề án và tổ chức thực hiện bệnh án điện tử tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

- Hoàn thiện thực hiện bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/10/2022.

- Giao Phòng Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các phòng chức năng và các đơn vị có liên quan hướng dẫn kiểm tra giám sát để đảm bảo việc triển khai thực hiện và thực hiện đúng các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

5.2. Bác sỹ cho mọi nhà

- Phần mềm cho phép tiến hành tổ chức tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho người dân, cán bộ y tế giữa nhiều điểm có vị trí cách xa về mặt địa lý, tạo thuận lợi cho chẩn đoán, hướng dẫn xử trí và phân luồng khám chữa bệnh. Triển khai hoạt động hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa kết nối giữa các bệnh viện tuyến tỉnh, TTYT các huyện/thành phố, các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn. Việc triển khai y tế từ xa giúp người dân tại các vùng khó khăn có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, không để ai bị bỏ lại phía sau.

- Yêu cầu: các đơn vị nghiên cứu lập kế hoạch chi tiết để thực hiện các nội dung tại Kế hoạch số 209/KH-SYT ngày 18/01/2022 của Sở Y tế về triển khai ứng dụng Tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở năm 2022.

- Thực hiện giao ban hàng tháng, quí với các Trạm Y tế xã qua hệ thống tư vấn y tế từ xa 100%. Hạn chế tổ chức hội nghị giao ban trực tiếp trừ khi có yêu cầu bắt buộc, nhằm giảm các chi phí về ngân sách, tiết kiệm thời gian và nhiều đơn vị, cán bộ có thể tham gia đồng thời.

- Thực hiện xin ý kiến tư vấn chuyên môn đối với đơn vị khám chữa bệnh tuyến trên (Trung tâm Y tế huyện/thành phố, Bệnh viện đa khoa tỉnh). Số lượng tối thiểu các cuộc gọi đề nghị tư vấn từ xa:

+ Mỗi trạm Y tế xã/phường/thị trấn: 05/01 năm

+ Mỗi Trung tâm Y tế huyện/thành phố: 08/01 năm

- Thực hiện trả lời tư vấn chuyên môn đối với đơn vị tuyến dưới. Số lượng tối thiểu trả lời tư vấn từ xa:

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh: 60/01năm

+ Trung tâm Y tế các huyện thành phố: 50/01 năm

5.3. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến

- Tiếp tục vận hành và khai thác có hiệu quả việc họp trực tuyến, đào tạo, tập huấn qua hệ thống hội nghị truyền hình. Tập trung sử dụng ứng dụng bác sỹ cho mọi nhà để tổ chức họp giao ban, trực tuyến hoặc sử dụng các ứng dụng hội nghị truyền hình khác thay thế cho phần mềm đang sử dụng tại đơn vị. Đề nghị các đơn vị xem xét tạm dừng sử dụng phần mềm họp trực tuyến do Viettel đang cung cấp (trường hợp các đơn vị bắt buộc phải sử dụng thì có thể ký hợp đồng theo từng cuộc họp).

-Tham gia dự thính về các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế, Đại học Y - Dược Hà Nội… và các lớp học theo được tổ chức theo yêu cầu.

- Thực hiện số hóa các tài liệu họp, gửi tài liệu bản điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy, in tài liệu phục vụ các cuộc họp.

- Tiếp tục duy trì và khai thác hiệu quả việc triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện tại các cở sở khám chữa bệnh. Kết xuất dữ liệu và thanh toán BHYT và giám định với BHXH qua hệ thống phần mềm điện tử. Tiếp tục thanh toán 100% qua hệ thống phần mềm giám định bảo hiểm y tế.

- Xây dựng kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo qui định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Đồng bộ, dữ liệu khám chữa bệnh theo các bảng tại Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ Y tế vào phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Bắc Kạn.

- Đối với phần mềm y tế cơ sở phải cung cấp đầy đủ các nội dung quản lý theo quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế qui định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế, xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip điện tử.

- Mục tiêu năm 2022: 85 % hồ sơ sức khỏe được chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ các thông tin sức khỏe cá nhân.

- Yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung chính sau:

+ Đảm bảo việc vận hành, duy trì triển khai hệ thống phần mềm quản lý quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử phục vụ các hoạt động quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn tại các các cơ sở y tế trong ngành.

+ Chuẩn hóa làm sạch dữ liệu hồ sơ sức khỏe cá nhân đảm bảo mỗi người dân có duy nhất 01 hồ sơ sức khỏe. Đồng thời, tiếp tục đồng bộ số liệu giữa các hệ thống phần mềm y tế trong địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo người dân tra cứu đầy đủ các thông tin sau khi khám chữa bệnh. Yêu cầu các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Trạm y tế xã/phường/thị trấn phối hợp với Công an xã triển khai rà soát, cập nhật số căn cước công dân vào sổ sức khỏe điện tử của người dân tại địa phương. Thời gian hoàn thành trước 30/10/2022.

- Yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ và các đơn vị sử dụng thực hiện đúng các nội dung theo hợp đồng số 002/2020/HĐ-SYT-VIETTEL ngày 29/10/2020 giữa Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội.

- Cung cấp dữ liệu y tế chung trên địa bàn tỉnh để phục vụ việc chỉ đạo điều hành và xây dựng kế hoạch tại các đơn vị y tế.

5.6. Hệ thống các phần mềm dùng chung của tỉnh: phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm email công vụ

- Duy trì hoạt động thường xuyên và ổn định các phần mềm dùng chung của tỉnh Bắc Kạn phục vụ công tác quản lý và điều hành của Sở Y tế.

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp:

5.7. Hoạt động Trang thông tin điện tử

- Duy trì hoạt động ổn định các trang thông tin điện tử theo quy định tại chương 4 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

- Đăng tải, cập nhật các văn bản, Nghị định, Thông tư… lên trang thông tin điện tử theo đúng qui định.

- Đẩy mạnh số hóa và cải cách hành chính trên trang thông tin điện tử.

- Các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai trang thông tin điện tử tại đơn vị, phân công cán bộ phụ trách theo dõi. Đảm bảo trang thông tin điện tử hoạt động ổn định.

- Căn cứ Điều 27, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thực hiện rà soát, nâng cấp, chỉnh sửa thông tin điện tử cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Chi trả thù lao cho quản trị viên và quản trị hệ thống trang thông tin điện tử theo đúng qui định.

5.8. Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Duy trì hệ thống tài liệu, quy trình phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

5.9. Thanh toán không dùng tiền mặt

- Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện thành phố bắt buộc phải triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Các hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt mà bệnh viện dự kiến triển khai bao gồm:

- Thanh toán viện phí bằng mã QR: Là giải pháp chấp nhận các hình thức thanh toán viện phí bằng các ứng dụng Mobile/Smart Banking của ngân hàng, ứng dụng ví điện tử. Mã QR xác thực thanh toán được hiển thị trên hóa đơn viện phí/phần mềm bệnh viện, bệnh nhân sử dụng Mobile/Smart Banking, ứng dụng ví điện tử MOMO hoặc ứng dụng VNPAY quét mã QR này để thanh toán viện phí mà không phải nhập số tiền thanh toán (tránh sai sót) và bệnh viện xác định tình trạng chỉ định dịch vụ đã được thanh toán ngay tại thời điểm bệnh nhân thanh toán để có thể thực hiện các dịch vụ y tế cho bệnh nhân kịp thời, bệnh nhân không phải chờ đợi.

- Thanh toán bằng POS có tích hợp với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) để tự động “gạch nợ” trực tiếp các hóa đơn viện phí phát sinh theo mã số bệnh nhân. Việc tích hợp này giúp giảm thời gian tác nghiệp của nhân viên thu ngân, thu viện phí mà không cần thao tác nhập thông tin trên POS tại quầy thu ngân. Phục vụ cho các khách hàng/bệnh nhân sử dụng đa dạng các loại thẻ ngân hàng (thẻ ghi nợ nội địa Napas, thẻ tín dụng VISA, MasterCard…) để thanh toán.

- Thanh toán viện phí trên app của các ngân hàng: khách hàng sử dụng các ứng dụng ngân hàng có mở tài khoản thanh toán và thực hiện thanh toán viện phí.

- Căn cứ theo đặc thù của từng đơn vị các đơn vị có thể lựa chọn, áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác.

5.10. Số hóa kết quả thủ tục hành chính còn hiệu lực và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 797/KH-UBND ngày 31/12/2020 và Văn bản số 3925/UBND-NCPC ngày 28/6/2021. Năm 2022 chuyển đổi, chuẩn hóa và số hóa 50% kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thi hành của đơn vị, góp phần từng bước hình thành kho dữ liệu số dùng chung của toàn tỉnh phục vụ công tác khai thác, chia sẻ, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý, qua đó cung cấp số liệu báo cáo thống nhất, chính xác, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

- Triển khai thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính từ ngày 01/6/2022.

5.11. Triển khai các phần mềm khác

Tiếp tục duy trì và triển khai hiệu quả các phần mềm khác phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chuyên môn như: Phần mềm quản lý tiêm chủng, phần mềm quản lý nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân, phần mềm y tế cơ sở…. Tăng cường công tác khai thác, triển khai có hiệu quả các phần mềm vào công tác chuyên môn.

6. Đánh giá xếp loại

Cán đơn vị căn cứ vào kế hoạch, hiện trạng về công nghệ thông tin tại đơn vị để tự đánh giá, chấm điểm theo bộ chỉ số tính điểm đánh giá, xếp loại mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước (Có dự thảo bộ chỉ số kèm theo).

7. Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng tại đơn vị

- Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị không để xẩy ra tình trạng mất dữ liệu do thiếu an toàn thông tin. Đặc biệt là các dữ liệu sức khỏe của người bệnh. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin. Đối với các đơn vị thuê máy chủ yêu cầu phải phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm đảm bảo dữ liệu thông suốt và đảm bảo độ an toàn khi truy xuất dữ liệu. Đối với các đơn vị đặt máy chủ tại đơn vị phải có các biên pháp đảm bảo an toàn thông tin, đồng thời giao cán bộ quản lý máy chủ. Yêu cầu các đơn vị chủ động mua phần mềm diệt viruts để đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin và máy trạm.

- Tiếp tục nâng cao về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về mức độ quan trọng của đảm bảo an toàn thông tin. Đồng thời có các giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn thông tin trong các hệ thống, đặc biệt là các đơn vị quản lý và các cơ sở khám chữa bệnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí chi cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn cải cách hành chính, nguồn thu từ viện phí hoặc từ nguồn kinh phí khác (chi tiết theo phụ lục đính kèm).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đảm bảo việc triển khai đồng bộ các nội dung giải pháp chủ yếu nêu trên đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, Sở Y tế giao:

1. Phòng Kế hoạch -Tài chính, Văn phòng Sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các phòng chức năng Sở Y tế và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện và làm đầu mối tham mưu Ban giám đốc Sở Y tế, các đơn vị có liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.

2. Các đơn vị trực thuộc:

- Tổ chức ra soát và ban hành kế hoạch thực hiện chi tiết để triển khai thực hiện từng nội dung công việc phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị; Kế hoạch thực hiện phải lượng hóa cụ thể các phần công việc, lộ trình triển khai thực hiện và có phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các tổ chức cá nhân có liên quan. Đồng thời chủ động đảm bảo về cơ sở hạ tầng và nhân lực cho việc thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT tại đơn vị..

- Thường xuyên tự đánh giá, chấm điểm và cập nhật để hoàn thiện theo bộ chỉ số tính điểm đánh giá, xếp loại mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước.

Trên đây là kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và thực hiện chuyển đổi số trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022./.

Ngày 04/7/2022, Sở Y tế tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành y tế năm 2022. Tham dự hội nghị có Ban Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn ngành, Chủ tịch Hội điều dưỡng, Trưởng, phó các phòng chức năng thuộc Sở Y tế; Thủ trưởng và trưởng phòng Kế hoạch các đơn vị trực thuộc.

Sau khi nghe các báo cáo về (1)Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 (2) Báo cáo đánh giá cụ thể những tồn tại, hạn chế trong đợt giám sát toàn diện các đơn vị trong ngành (3) Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021 (4) Báo cáo Sơ kết Công tác Hội Y dược học Bắc Kạn (5) Kế hoạch Chuyển đổi số và Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và các ý kiến phát biểu thảo luận, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, đồng chí Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế ghi nhận, biểu dương những nổ lực, cố gắng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành. Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Y tế đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Bộ Y tế, UBND tỉnh giao; tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, công tác tiêm vắc xin COVID-19 được đẩy mạnh, không có vắc xin tồn; đảm bảo công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong điều trị người mắc COVID-19; các cơ sở sở khám chữa bệnh duy trì công tác khám, chữa bệnh; thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, quy trình khám, chữa bệnh, đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất cho người dân.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, Giám đốc Sở Y tế yêu cầu Trưởng các phòng chức năng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Các phòng chuyên môn, BCH Hội Y dược học tỉnh tiếp thu ý kiến của hội nghị bổ sung, chỉnh sửa, hoàn chỉnh các báo cáo đã trình bày tại Hội nghị.

2. Phòng Nghiệp vụ Y dược:

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng tham mưu đôn đốc, chỉ đạo, triển khai nghiêm túc kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng tại buổi làm việc với Sở Y tế về nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tham mưu chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tập trung công tác tiêm vắc xin, rà soát chính xác số liệu các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng tiêm mũi 4. Đối chiếu số liệu vắc xin nhận, vắc xin đã sử dụng; tham mưu văn bản trình UBND tỉnh về giao nhiệm vụ, chỉ tiêu tiêm vắc xin cho UBND các huyện, thành phố theo từng đợt cấp của Bộ Y tế.

3. Các đơn vị trực thuộc:

- Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại cuộc giám sát toàn diện và đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2021; có giải pháp khắc phục ngay để nâng mức những tiêu chí hiện ở mức 1, mức 2, duy trì củng cố, tăng cường các tiêu chí mức 3,4,5; báo cáo Sở Y tế kết quả thực hiện trước ngày 31/7/2022.

- Ban Giám đốc các đơn vị chấp hành nghiêm quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên; phát huy tinh thần tập trung dân chủ trong công tác chỉ đạo, điều hành; chỉ đạo việc thực hiện quy chế công vụ, đề án văn hóa công sở; quan tâm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động; tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tinh thần thái độ làm việc, thời gian làm việc, quy định phát ngôn...kiên quyết không để xảy ra hiện tượng công chức, viên chức, người lao động vi phạm quy chế công vụ, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật.

- Thực hiện tốt việc công khai các nội dung cần công khai theo Luật phòng chống tham nhũng, các nội dung khác theo quy định của pháp luật (nhất là hình thức công khai trên Trang thông tin điện tử); công tác tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân.

- Thành lập Hội đồng nghiên cứu khoa học, ban hành quy chế hoạt động, đôn đốc chủ nhiệm các đề tài đã được Hội đồng Sở Y tế thông qua khẩn trương triển khai nghiên cứu, hoàn thành trước ngày 30/8/2022; tuyên truyền, khuyến khích công chức, viên chức có sáng kiến, đề tài liên quan đến công tác cải cách hành chính.

Giao Bệnh viện đa khoa tỉnh tham mưu phòng Nghiệp vụ Y dược tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị trong quý III năm 2022.

- Tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Sở Y tế giao tại Quyết định số 1459/QĐ-SYT ngày 29/12/2021 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch công tác y tế năm 2022 và các nhiệm vụ khác có liên quan theo các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế. Đồng thời, tiếp tục rà soát đề xuất nhu cầu bổ sung kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình y tế - Dân số năm 2022 (nếu có) gửi về Sở Y tế xem xét phê duyệt và cấp bổ sung để đảm bảo thực hiện đạt 100% các chỉ tiêu kế hoạch được giao

Bệnh viện đa khoa tỉnh khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát và hoàn thiện kế hoạch "Hoạt động đảm bảo an toàn truyền máu và phòng chống các bệnh lý huyết học năm 2022"gửi về Sở Y tế trước ngày 10/7/2022, để xem xét phê duyệt và tổ chức triển khai kịp thời, đúng quy định.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, chấm điểm các tiêu chí nâng hạng đơn vị; báo cáo Sở Y tế kết quả thực hiện trước ngày 31/7/2022.

4. Chi cục Dân số/KHHGĐ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có văn bản hướng dẫn cụ thể cho các Trung tâm Y tế huyện, thành phố về chuyên môn, kinh phí các chương trình y tế dân số; các đơn vị đẩy nhanh tiến độ hoạt động, tiến độ giải ngân các chương trình y tế dân số.

5. Bệnh viện đa khoa tỉnh khẩn trương triển khai đề án bệnh án điện tử hoàn thành trước 31/12/2022.

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tập trung công tác tiêm vắc xin, không để vắc xin tồn hoặc quá hạn; rà soát chính xác số liệu các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng tiêm mũi 4 (mũi nhắc lại lần 2); đối chiếu số liệu vắc xin nhận, vắc xin đã sử dụng theo từng đợt.

7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa tỉnh thường xuyên báo cáo Sở Y tế cụ thể về vấn đề đấu thầu thuốc, vật tư, hóa chất.

Thủ trưởng các đơn vị tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư, sinh phẩm và trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động phòng chống dịch và khám chữa bệnh tại địa phương; chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh nhất là các thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc, bán thuốc tại các khoa, phòng, Trạm Y tế trực thuộc; thực hiện báo cáo tình hình thực hiện kết quả đấu thầu, điều tiết thuốc và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

8. Các đơn vị lập kế hoạch chi tiết và tiếp tục cử công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ tay nghề; chủ động hợp tác với các Bệnh viện tuyến trên trong việc chuyển giao các kỹ thuật mới.

9. Tăng cường công tác quản lý tài sản, trang thiết bị y tế hiện có, khai thác hiệu quả và sử dụng đúng mục đích. Có kế hoạch bảo quản, hiệu chuẩn, bảo dưỡng tài sản, trang thiết bị y tế theo quy định hiện hành. Với trang thiết bị hiện chưa có nhu cầu sử dụng phải khẩn trương điều chuyển hoặc điều chuyển tạm thởi cho các đơn vị trực thuộc có nhu cầu khai thác sử dụng; trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì báo cáo Sở Y tế.

10. Trung tâm Y tế các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn và Na Rì tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị tư vấn, Ban quản lý Đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn (chủ đầu tư thực hiện dự án Nâng cấp, cải tạo Trung tâm Y tế tuyến huyên) rà soát và xác định lại các hạng mục công trình cần nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Y tế và các hạng mục đầu tư có liên quan như: Cải tạo, sửa chữa và đầu tư mới hệ thống xử lý chất thải y tế (cả lỏng và rắn) và hệ thống khí y tế phù hợp với nhu cầu sử dụng tại đơn vị đảm bảo tiết kiệm hiệu qua và kế hoạch phát triển của đơn vị trong thời gian tới.

11. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành y tế tham mưu họp Ban Chỉ đạo, dự thảo phân công nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; kế hoạch chuyển đổi số ngành y tế Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025; tham mưu ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành y tế năm 2022 (Hoàn thành trước 20/7/2022)

Các đơn vị trực thuộc thành lập Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc; căn cứ Kế hoạch của Sở Y tế, xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện (Hoàn thành trước 30/7/2022)

12. Thư ký Hội Y dược học tỉnh tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị rà soát kiện toàn BCH Hội y dược học, kết nạp hội viên mới, báo cáo kết quả hoạt động theo quy định.

13. Văn phòng, Thanh tra Sở, các phòng chức năng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời báo cáo, tham mưu giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị.

Trên đây là Kết luận của đồng chí Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế tại giao ban, sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành y tế năm 2022; yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Y tế để đánh giá trong kỳ giao ban hoặc họp tiếp theo./.

Căn cứ Kế hoạch số 60/KH-SYT ngày 09 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết TTHC của đơn vị với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Bảo đảm triển khai thống nhất, khoa học và hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết TTHC trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022.

2. Nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, thúc đẩy thói quen làm việc trong môi trường mạng và sử dụng thông tin điện tử, tạo bước thay đổi đột phá trong các quy trình xử lý, giải quyết công việc của lãnh đạo, cán bộ, công chức với sự hỗ trợ hiệu quả của các ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần thực hiện cải cách TTHC.

3. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết TTHC trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và các nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

(Chi tiết các nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục đính kèm)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc: Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được nêu tại Kế hoạch này tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện.

2. Văn phòng Sở có trách nhiệm: Giúp Giám đốc Sở theo dõi, kiểm tra, kịp thời đôn đốc các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân, tổ chức có cơ quan liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc và đề xuất Giám đốc Sở xem xét chỉ đạo, giải quyết.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết TTHC trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2022./.

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang