Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Chủ động phòng bệnh cúm trong mùa đông

Thứ tư, 18 Tháng 11 2020 03:02

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 5% -10% người lớn và 20% -30% trẻ em mắc bệnh cúm. cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng đặc trưng là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Tiêm vắc xin là một cách bảo vệ chính bản thân và gia đình.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, năm 2019 số ca mắc cúm trên địa bàn toàn tỉnh là 5.213 ca, tăng 22 ca so với năm 2018. Trong 9 tháng năm 2020 có gần 3.000 ca mắc cúm, giảm so với cùng kỳ năm 2019 hơn 1.000 ca.

Bệnh cảm cúm thường gặp khi tiết trời chuyển mùa, khoảng từ tháng 10 cuối năm kéo sang đầu xuân. Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết cộng với sức đề kháng của cơ thể bị yếu không phản ứng kịp dễ bị mắc cúm. Thêm vào đó, do trời lạnh, các nhà thường xuyên đóng cửa sổ, tạo điều kiện cho virus cúm phát triển mạnh hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về y tế, cho thấy, có đến hơn 90% người bị cảm cúm ít nhất mỗi năm một lần. Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị cảm cúm. Bệnh cảm do siêu vi khuẩn (virus) gây ra và lây truyền trong không khí khi nói chuyện, nhảy mũi, ho, thở... Lúc đó, các virus cúm sẽ tấn công vào đường hô hấp và cổ họng.

Người bị bệnh cúm sẽ có cảm giác đau ở họng, nơi đầu tiên virus cúm xâm nhập vào. Các biểu hiện tiếp theo là chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau đầu, chóng mặt và sốt. Triệu chứng xảy ra từ 1 - 4 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Người mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi, viêm cơ, tấn công hệ thần kinh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắc xin phòng cúm là một cách bảo vệ chính bản thân và gia đình mình khỏicảm cúm hoặccảm lạnh trong thời tiết lạnh giá. Vắc xin cúm chứa các virút cúm không còn khả năng gây bệnh. Khả năng bảo vệ sau khi tiêm phòng đạt khoảng 96-97%. Sau khi tiêm phòng khoảng hai tuần thì vắc xin có hiệu quả bảo vệ. Cần được tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, do thời gian miễn dịch trung bình là một năm, ngoài ra các vi rút cúm cũng thay đổi mỗi năm và thành phần vắc xin phòng cúm được điều chỉnh hằng năm nhằm phù hợp với chủng virút cúm đang lưu hành trên thế giới.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, nhiều người đã chủ động đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh để tiêm vắc xin phòng cúm.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin để phòng chống cúm, mỗi cá nhân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, hoặc rửa tay với một loại dung dịch có pha cồn. Thực hiện tốt vệ sinh, nơi ở thông thoáng. Hàng ngày cần chú ý luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe để có sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nên mặc áo ấm, nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể có đầy đủ năng lượng chống lại bệnh cúm.

Khi bị cúm nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước hoặc nước trái cây, súp, trà nóng hoặc xông hơi để mau khỏi bệnh, tránh hút thuốc, không nên tiếp xúc với người khác và trẻ nhỏ, vì bệnh rất dễ lây lan qua không khí. Vệ sinh hô hấp khi ho hoặc hắt hơi, cần che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, khăn giấy hoặc dùng tay che miệng khi ho, sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch.

Khi có các triệu chứng sốt cao trên 380C, đau đầu, đau mỏi người, ho, đau rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi... cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm và giám sát cúm, đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người có suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính về tim mạch và hô hấp./.

Bài và ảnh: Phương Thào - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Kạn

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 939 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang