Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Vừa qua, Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn tổ chức tập huấn quản lý điều trị bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường cho nhân viên y tếtại các khoa thuộc Trung tâm Y tế và 08 trạm y tế xã, phường.

Lớp tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên y tế về phát hiện sớm bệnh Tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ),tiền ĐTĐ và quản lý, điều bệnh THA, ĐTĐ nhằm làm giảm sự gia tăng người mắc bệnh và giảm các biến chứng do bệnh THA, ĐTĐ gây ra.

 

Quang cảnh lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn các học viên đã được Bs CKI Đoàn Mạnh Thịnh – Trưởng khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trao đổi các nội dung về lý thuyết như: Quản lý điều trị người bệnh THA, tiền ĐTĐ, ĐTĐ tại tuyến y tế cơ sở; Kỹ năng tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thuốc điều trị nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, ĐTĐ,…

Cũng trong chương trình tập huấn, các học viên thực hành đo huyết áp bằng máy HA cơ và máy HA điện tử; phương pháp tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập cho người bệnh THA, ĐTĐ; thực hành cách kê đơn thuốc điều trị,…

Thông qua lớp tập huấn, các viên chức được cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về phát hiện sớm và quản lý điều trị bệnh THA, ĐTĐ. Từ đó vận dụng vào thực tế để triển khai tốt các hoạt động trên địa bàn.

Hoàng Dinh – TTYT TP Bắc Kạn

Ngày 15/3/2024, Sở Y tế phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam về việc tập huấn trực tuyến triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh truyền nhiểm ở Việt Nam cho 260 hội viên Hội Y dược học tỉnh Bắc Kạn.

TTƯT.BsCK2. Tạc Văn Nam, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế

phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn

Tại Lớp tập huấn TS. Nguyễn Huy Quang - Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội Tổng hội Y học Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng vụ Pháp Chế - Bộ Y tế đãPhổ biến, triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Nguyễn Huy Quang triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh

GS.TS Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hội Truyền Nhiễm Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ươngCập nhập kiến thức và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam cho công chức, viên chức ngành Y tế và hội viên của Hội Y-Dược học tỉnh Bắc Kạn

TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam Hướng dẫn dinh dưỡng và chăm sóc cho người bệnh sốt nhiễm khuẩn.

Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2024. Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế.

Qua lớp tập huấn đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khám bệnh, chữa bệnh cũng như nâng cao kiến thức trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm của nhân viên y tế tỉnh Bắc Kạn.

Thực hiện: Văn phòng Sở

Vừa qua, TTYT thành phố triển khai kiểm tra, giám sát nằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhân dịp Hội khỏe phù đổng và Tuần văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Kết thúc Hội khỏe phù đổng không xảy ra ngộ độc thực phẩm.

 

Lấy mẫu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Đoàn kiểm tra, giám sát chuyên ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố đã phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành của phường Sông Cầu và phường Đức Xuân triển khai kiểm tra, giám sát tại một số cơ sở nhà hàng, cơ sở chế biến cung cấp bữa ăn hàng ngày cho các đoàn vận động viên tham gia Hội khỏe phù đổng tỉnh Bắc Kạn.

Đoàn đã thực hiện kiểm tra được 17 cơ sở và giám sát được 28 lượt. Qua kiểm tra, giám sát nhận thấy các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, chế biến, bảo quản thực phẩm đảm bảo hợp vệ sinh, thực phẩm chế biến đều tươi, sạch, rõ nguồn gốc, đảm bảo về chất và lượng phục vụ bữa ăn cho các đại biểu và đoàn vận động viên.

Cùng với hoạt động kiểm tra, giám sát thành viên trong đoàn tích cực kết hợp tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở duy trì thực hiện tốt các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm soát tốt thực phẩm, nâng cao ý thức của người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng đảm bảo an toàn góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong cộng đồng, giảm thiểu mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm ở địa phương.

Kết thúc Hội khỏe phù đổng không xảy ra ngộ độc thực phẩm./.

Thực hiện: Phượng Vỹ

Trung tâm Y tế thành phố

Vừa qua, Hội Bác sỹ Tình nguyện tổ chức Chương trình “Chung sức vì sức khỏe cộng đồng” khám bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi, người thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách tại 2 xã Lục Bình và xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho 2.712 lượt người.

Trong chương trình này, các bệnh nhân được tư vấn, khám tổng quát, khám Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, khám Mắt, khám Nội tổng hợp, khám sản phụ khoa và được làm các xét nghiệm, siêu âm, điện tim, chụp X-quang và cấp thuốc miễn phí.

Buổi khám bệnh miễn phí của Hội Bác sỹ tình nguyện

Đối với những trường hợp phát hiện người dân mắc bệnh lý nặng được tư vấn, hướng dẫn chuyển lên tuyến trên, sử dụng bảo hiểm y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Qua kết quả khám mô hình bệnh tật chủ yếu các bệnh phổ biến như tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm dạ dày

Hội Bác sỹ tình nguyện còn tư vấn, truyền thông về phòng chống dịch bệnh theo mùa, các bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh hiệu quả; tặng quà như tặng mắt kính cận, tặng sách cho 2 trường THCS tại 2 xã, cắt tóc miễn phí cho 150 người.

Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cộng đồng, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách xã hội.

Thực hiện: TTYT huyện Bạch Thông

Nữ viên chức, lao động Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tham gia diễu hành hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 Nữ viên chức, lao động Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn tham gia diễu hành hưởng ứng “Tuần lễ áo dài”

Ngày 08/3/2024, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn đã thành lập Đoàn đại biểu bao gồm các viên chức nữ tham gia hoạt động diễu hành tôn vị áo dài - di sản Văn hoá Việt Nam do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ngân Sơn tổ chức.

Đây là hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ hội áo dài năm 2024, có sự tham gia của gần 500 người thuộc các thôn khu, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Ngân Sơn.

Hoạt động nhằm tạo không khí vui tươi, sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2024), 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.Đồng thời tiếp tục giới thiệu, quảng bá, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống; truyền tải thông điệp về giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của trang phục áo dài Việt Nam đến với đông đảo người dân.

Thực hiện: Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thầm với bệnh cảnh lâm sàng, người mắc chứng trầm cảm sẽ tự sản sinh ra những tư duy tiêu cực, bi quan dẫn tới những hành vi làm tổn thương cơ thể và có thể gây nguy hiểm đến những người xung quanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 5% dân số có rối loạn trầm cảm rõ rệt, là căn bệnh thứ 2 gây hại đến sức khoẻ con người chỉ sau bệnh lý tim mạch, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp hạn chế những hệ luỵ không mong muốn.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm tăng nhanh qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Các biểu hiện bệnh trầm cảm thường gặp là trạng thái buồn rầu chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, tiêu cực mặc cảm thua kém và có thể dẫn tới tự sát.

Sự việc vừa xảy ra cách đây ít ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, một bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm được người nhà đưa vào Khoa Tâm thần kinh để điều trị, đã có hành động nhảy từ ban công tầng 7 của nhà A, (BVĐK) tỉnh Bắc Kạn tử vong, mặc dù trước đó các cơ quan chuyên môn đã khuyên can, ngăn chặn.

 Bác sĩ khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn sức khoẻ bệnh nhân

Trao đổi về căn bệnh này, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đình Viện, Trưởng khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết: Bệnh trầm cảm thường có các triệu chứng về rối loạn, lo âu, suy nghĩ không thông thoát, mất hứng thú niềm vui sinh hoạt hàng ngày, khí sắc biểu lộ những cảm giác buồn vô vọng, mất ngủ thường xuyên, chán ăn, dễ cáu gắt nổi nóng vô cớ, ít chăm sóc bản thân, thường nghĩ đến cái chết, lên kế hoạch tự sát hoặc có hành vi tự sát.

Theo báo cáo của ngành Y tế, toàn tỉnh Bắc Kạn hiện269 bệnh nhân trầm cảm đang được quản lý, điều trị.Cũng theo BS.CKI Nguyễn Đình Viện, bệnh nhân sau khi nhập viện, được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, sẽ được các bác sĩ đưa ra các phương pháp và chỉ định chăm sóc điều trị:

Phải phát hiện được sớm và chẩn đoán chính xác các hình thái trầm cảm (suy nhược, lo âu, rối loạn cơ thể…)

Phải xác định được mức độ trầm cảm hiện có ở người bệnh (nhẹ, trung bình, hay nặng).

Phải xem trầm cảm có kèm theo những rỗi loạn tâm thần khác hay không (như kèm hoang tưởng, ảo giác, kích thích vật vã…).

Phải xác định rõ nguyên nhân trầm cảm: trầm cảm nội sinh, trầm cảm thực tổn, trầm cảm tâm sinh.

Phải xác định sớm điều trị thuốc trầm cảm, chọn lọc đúng nhóm thuốc, liều lượng và cách sử dụng phù hợp với từng bệnh nhân.

Phải biết kết hợp với các thuốc an thần kinh khi cần thiết, tuỳ từng thể loại trầm cảm.

Sốc điện (ECT) trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát cả những trường hợp sử dụng thuốc tới liều không kết quả (kháng thuốc). Khi sử dụng thuốc trong điều trị người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn, uống của bác sĩ.

Biện pháp tâm lý: Phương pháp này được thực hiện bằng cách nói chuyện giữa bệnh nhân với bác sĩ, sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về sức khoẻ, tinh thần, hoàn cảnh của cá nhân, khơi thông cảm xúc, cũng như tăng khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng, khuyên người bệnh phục hồi chức năng tâm lí xã hội và làm những công việc nhẹ nhàng.

Trầm cảm có thể gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường, khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ trầm cảm, người nhà bệnh nhân không nên xem nhẹ hay bỏ mặc, mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn đánh giá mức độ trầm cảm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

                                                                    Hoàng Chúc - CDC

 

 

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang