Leo Magazine - шаблон joomla Окна

Cần tiêm phòng dại khi bị chó, mèo cắn

Thứ sáu, 15 Tháng 7 2016 09:24

Gần đây, xảy ra một số trường hợp tử vong do bệnh dại. Những trường hợp này, đều chủ quan không được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Ngày 28 tháng 12 năm 2015, ông N. Đ. C trú tại thôn Chọc Toòng xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tử vong do bệnh dại lây nhiễm từ mèo nhà. Theo người nhà kể lại, 3 tháng trước, ông C thấy chuột chạy trên gác nhà, ông cầm con mèo tung lên để bắt chuột, do không cẩn trọng, bị con mèo cào vào mu tay rớm máu, chủ quan ông không đi tiêm vắc xin phòngbệnh dại, vì theo dõi con mèo vẫn khỏe mạnh bình thường

Ông M. V. T (60 tuổi), tại  thôn Khuổi Tai xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tử vong ngày 26  tháng 3 năm 2016, nguyên nhân do chó nhà cắn. Theo khai thác qua người nhà, trước đó khoảng 2 tháng, ông bị con chó nhà cắn vào chân, do chủ quan  cũng không đi tiêm phòng.

Mới đây, ngày 27 tháng 6 năm 2016, chị N.T.H, sinh năm 1960, cư trú tại thôn Nà Dụ, xã Văn Minh, huyện Na Rỳ tử vong, nguyên nhân do chó cắn. Trước đó 3 tháng, con chó nhà bị ghẻ, chị tra thuốc ghẻ và bị nó cắn vào ngón tay, sau cắn chị cũng không nói cho ai biết và chủ quan cũng không đi tiêm vắc xin phòng.

Qua đó, cho thấy trên địa bàn luôn tiềm ẩn nguồn bệnh dại trên chó, mèo và người bệnh còn chủ quan không đi tiêm phòng dẫn đến những cái chết thương tâm.

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.

Tiêm vắc xin phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng.

Khi bị chó, mèo, chuột... cắn hoặc cào, liếm trên vùng da tổn thương, cần rửa rửa vết thương ngay và đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng dại, nếu nguy cơ cao cần tiêm huyết thanh kháng dại theo chỉ định của bác sỹ.

Cách xử lý vết thương

Khi bị chó, mèo cắn, vết thương cần được rửa ngay bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục, xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn i ốt  để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

Vắc xin tiêm phòng dại và Huyết thanh kháng dại

Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

Những người khi đã bị bệnh dại lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%, biện pháp duy nhất là khi nghi bị nhiễm vi rút dại (chó, mèo, chuột... cắn hoặc cào, liếm trên vùng da tổn thương) người bệnh cần Trung tâm y tế huyện và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) để được tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại (nếu có chỉ định) càng sớm càng có hiệu quả.

Tác giả: BS Mai Thị Thúy

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Đọc 3244 lượt xem
Đăng nhập để gửi bài bình luận

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại :(+84).2093.870.580 - Fax : (+84).2093.873.585 

Địa chỉ: Tổ 7B - phường Đức Xuân - thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trưởng Ban biên tập: TTƯT. Tạc Văn Nam - Giám đốc Sở Y tế

Chung nhan Tin Nhiem Mang